Niềng răng là một phương pháp hữu ích để có được hàm răng đẹp và cải thiện tình trạng răng mọc xô lệch, khấp khểnh,… Thường thì người ta sẽ niềng với hàm răng đầy đủ. Tuy nhiên đối với người bị mất răng có niềng được không lại là vấn đề quan tâm của nhiều người. Để có thể giải đáp thắc mắc này và tìm phương pháp niềng răng đẹp, bạn đọc cùng Nhakhoamic.vn xem thông tin dưới bài viết.
Nội dung bài viết này:
Nguyên nhân nào gây mất răng?
Trước khi giải đáp thắc mắc “Mất răng có niềng được không?” bạn hãy tìm hiểu qua về các nguyên nhân gây mất răng. Dưới đây là những nguyên nhân gây mất răng phổ biến thường gặp, bao gồm:
- Mất răng do lười vệ sinh răng miệng, không đánh răng, không dùng chỉ nha khoa mỗi ngày. Để về lâu về dài sẽ khiến gây ra sâu răng, bị viêm nướu răng miệng, hỏng răng và thậm chí gây mất răng.
- Do chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, thiết canxi khiến răng không còn chắc khỏe, dễ bị yếu.
- Chế độ ăn nhiều thực phẩm chứa đường, chứa axit, carbohydrates là một trong những nguyên nhân làm tổn hại đến men răng, nướu răng, hỏng răng.
- Có thể do thói quen xấu như nghiến răng lâu ngày dẫn đến mòn răng và làm ảnh hưởng đến cấu trúc răng.
- Do gặp các chấn thương, tai nạn dẫn đến mất răng như: chơi môn thể thao dễ bị tác động đến xương hàm, đến răng (bóng đá, bóng rổ, võ thuật,…), bị tai nạn xe, ngã,…
- Sự lão hóa răng do tuổi tác khiến cấu trúc răng không còn chắc khỏe, gây mất răng.
- Do nồng độ hormone thay đổi ở tuổi dậy thì, phụ nữ có thai, giai đoạn tiền mãn kinh dễ gây thiếu chất. Từ đó có thể gây mòn men răng, làm yếu chân răng và khiến răng lung lay, dễ rụng.
- Khi răng có vấn đề không đi khám để điều trị kịp thời các bệnh lý nha khoa. Để về lâu về dài khiến men răng hỏng, răng yếu, dễ rụng.
- Cao răng, mảng bám nhiều cũng là một nguyên nhân dẫn đến mất răng.
- Gặp các bệnh lý về viêm khớp căn, ung thư khớp cắn, đái tháo đường,… Các bệnh lý này khiến răng yếu hơn, dễ rụng hơn so với người bình thường.
Giải đáp trả lời “Mất răng có niềng được không?”
Thiếu răng có niềng được không hay mất răng có niềng được hay không thì câu trả lời hoàn toàn là “Được”. Vì vậy khi bị mất răng thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm là vẫn niềng được nhé. Trong một số trường hợp, việc mất răng còn tạo điều kiện cho răng dịch chuyển dễ dàng, thuận lợi hơn về vị trí mong muốn. Điều này sẽ rút ngắn thời gian chỉnh nha và cho hiệu quả cao hơn.
Ngoài ra đối với các trường hợp mất răng cửa có niềng được không, mất răng số 6 có niềng được không. Hoặc mất răng số 5 có niềng được không, mất răng số 2 có niềng được không, mất răng số 3 có niềng được không thì đều niềng được hết.
Có hai phương pháp niềng răng cơ bản thường được áp dụng đó là niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt (niềng răng không mắc cài). Cả hai phương pháp này đều hoạt động chung một nguyên lý đó là tạo lực kéo, đẩy để giúp các răng lại gần nhau hơn.
Đối với trường hợp mất răng có khoảng trống khá lớn và kèm theo răng bị hô móm, lệch lạc thì phương pháp hữu ích được lựa chọn là đeo khí cụ niềng răng. Khí cụ này sẽ giúp duy trì khoảng trống cho quá trình phục hồi răng hiệu quả hơn. Khi niềng răng ổn định, bác sĩ nha khoa sẽ phục hình răng bị mất bằng phương pháp Implant. Vì vậy thực hiện niềng răng trước để khắc phục khuyết điểm ở răng rồi mới tiến hành cấy Implant.
Phương pháp niềng răng hiệu quả cho người bị mất răng
Mất răng có niềng răng được không đã được giải đáp khá chi tiết và sẽ có hai phương pháp niềng răng được sử dụng. Thứ nhất là niềng răng mắc cài và thứ hai là niềng răng không mắc cài. Chi tiết hai phương pháp:
Niềng răng mắc cài
Phương pháp này là việc sử dụng các khí cụ gồm mắc cài, dây thun, dây cung và nhiều dụng cụ khác để giúp tạo lực kéo, đẩy các răng lại với nhau. Từ đó giúp lấp đầy khoảng trống của răng bị mất và giúp các răng không bị xô lệch, khấp khểnh.
Niềng răng mắc cài được thực hiện dưới nhiều hình thức như: mắc cài kim loại thường hoặc tự động, mắc cài sứ thường hoặc tự động,… Tùy vào nhu cầu, sở thích cũng như tài chính của mỗi người mà sẽ lựa chọn loại phù hợp.
Niềng răng không mắc cài
Niềng răng không mắc cài hay niềng răng trong suốt là hình thức sử dụng một chuỗi các khay niềng trong suốt và được chế tác dựa trên cấu trúc khuôn răng của từng người. Điều này sẽ giúp đẩy răng về đúng vị trí trên cung hàm miệng.
Phương pháp niềng răng không mắc cài được nhiều người lựa chọn áp dụng. Bởi phương pháp này có tính thẩm mỹ cao, dễ dàng tháo lắp linh hoạt khi cần thiết.
Ưu điểm:
- Có tính thẩm mỹ cao.
- Không bị bung mắc cài, bung dây cung như với phương pháp niềng răng mắc cài.
- Dễ dàng tháo lắp và không sợ gây tổn thương nướu, má,…
Nhược điểm:
- Chi phí rất cao, đắt nhất so với các phương pháp niềng răng khác.
- Cần phải đeo thường xuyên để đạt hiệu quả tốt nhất.
Lời kết
Khi đã biết rõ mất răng có niềng được không bạn hãy yên tâm và lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp. Niềng răng sẽ giúp bạn có hàm răng đẹp, cải thiện các khuyết điểm trên răng. Hy vọng bài viết hữu ích, bạn đọc hãy đồng hành xem các bài viết thú vị mới nhất cùng Nhakhoamic.vn nhé.
Câu hỏi thường gặp
Răng yếu có niềng được không
Răng yếu có thể niềng được, nhưng cần phải được tư vấn kỹ lưỡng từ bác sĩ nha khoa. Việc niềng răng sẽ tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của răng và xương hàm, đồng thời cũng phải theo dõi sự tiến triển của quá trình điều trị mỗi ngày.
Niềng răng có bị lệch mặt không
Khi niềng răng, nếu không đúng kỹ thuật hoặc không được theo dõi chặt chẽ, có thể gây lệch mặt. Việc tư vấn kỹ lưỡng và chăm sóc sau điều trị rất quan trọng để tránh tình trạng này. Để đảm bảo niềng răng hiệu quả, hãy thăm nha sĩ thường xuyên.
Mất răng số 2 có niềng được không
Mất răng số 2, còn được gọi là răng cửa, có thể ảnh hưởng đến tự tin trong giao tiếp và khó khăn trong việc ăn uống. Tuy nhiên, nếu chỉ mất một hoặc hai chiếc răng cửa, bạn vẫn có cơ hội cải thiện bằng cách niềng răng. Niềng răng có thể giúp điều chỉnh vị trí của răng còn lại và tạo không gian cho việc đặt răng giả, từ đó cải thiện vấn đề về ngoại hình và chức năng của răng.
Mất răng số 3 có niềng được không
Mất răng số 3 vẫn có thể niềng được, nhất là khi nó thuộc nhóm răng cối nhỏ. Tuy nhiên, nếu bạn mất đến 3 răng, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết liệu có thể niềng được không. Bác sĩ sẽ thăm khám để đánh giá tình trạng của răng và xương hàm, từ đó đưa ra quyết định phù hợp.
Thông tin bài viết này có hữu ích?
Hãy giúp chúng tôi vài dòng đánh giá bên dưới.
Chúng tôi cần thêm thông tin gì để bài viết này được tốt hơn?