Chảy máu chân răng ít nhất gặp 1 lần trong mỗi chúng ta. Vậy có nguy hiểm không? nguyên nhân và cách điều trị thế nào? cùng tìm hiểu nhé!
Nội dung bài viết này:
Tìm hiểu chảy máu chân răng là bệnh gì
Có lẽ đây là đề tài được mọi người quan tâm rất nhiều bên cạnh những bệnh lý thường gặp như: ê buốt, răng khôn, cạo vôi răng, trồng răng Implant, hay răng sứ, niềng răng… Đó chính là bệnh chảy máu chân răng. Với hàng trăm lời yêu cầu từ khách hàng trên website, fanpage và trực tiếp đến nha khoa điều trị… MIC Dental sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc về bệnh lý chảy máu chân răng trong bài viết “Tìm hiểu chảy máu chân răng và 5 cách điều trị”.
Nhận biết dấu hiệu chảy máu chân răng thường gặp
Bạn đừng quá lo lắng và chắc hẳn sẽ rất bất ngờ khi biết rằng mình không cô đơn. Chảy máu chân rănglà 1 bệnh lý khá nhiều người mắc phải. Điều này có thể xảy đến với đàn ông, đàn bà, người già, trẻ nhỏ… Các dấu hiệu cũng sẽ dễ nhận ra như:
- Khi đánh răng, trên bàn chải dính máu
- Nhổ nước ra khỏi miệng sẽ thấy chảy máu
- Trong miệng khi ăn nhai, uống nước thường tự cảm nhận được mùi máu trong miệng
- Hoặc khi soi gương bạn sẽ thấy máu rỉ ra từ lợi
Thường xuyên chảy máu chân răng là bệnh gì?
Vậy chảy máu răng là bệnh gì? Nướu răng chảy máu có nguy hiểm không? Hoặc bạn hay bị chảy máu chân răng/ chảy máu lợi thường xuyên là tình trạng chảy máu ở phần lợi/ nướu khi bị tác động hoặc không tác động. Bên cạnh chân răng bị chảy máu chảy máu, người bệnh chảy máu chân răng có thể kèm theo một số triệu chứng như hôi miệng, sưng nướu… Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng và tinh thần, đời sống.
Bệnh chảy máu chân răng, chảy máu răng, chảy máu nướu, hay cchảy máu chân răng, chân răng chảy máu với tần suất chảy máu chân răng thường xuyên, bạn nên đến nha sĩ để thăm khám sức khỏe răng miệng tổng quát. Biết được nguyên nhân chảy máu răng của bản thân. Và cách điều trị hiệu quả sẽ giúp chấm dứt tình trạng chảy máu răng thường xuyên/ chảy máu chân răng thường xuyên.
Nguyên nhân chảy máu chân răng
Nguyên nhân sưng lợi chảy máu chân răng do sinh hoạt
Bàn chải đánh răng cứng
Bàn chải lông cứng hoặc sử dụng quá lâu sẽ bị cùn, thô cứng. Khi chải răng sẽ tác động lực mạnh và ma sát vào nướu, răng. Gây chảy máu chân răng. Chính vì vậy, thời gian lý tưởng nhất để thay bàn chải là mỗi 3 tháng. Và bạn cần lựa chọn bàn chải lông mềm nhé.
Nói không với tăm trẻ xỉa răng
Thay vì dùng tăm trẻ để lấy thức ăn dính vào kẽ răng. Bạn hãy tập làm quen với chỉ nha khoa, tăm nước. Vì tăm trẻ xỉa vào lợi, sẽ gây chảy máu chân răng. Ngoài ra cũng cần có phương pháp dùng chỉ nha khoa nhẹ nhàng, hiệu quả. Tránh mạnh tay, không làm ảnh hưởng nướ. Chỉnh lực nước cho máy tăm nước cũng rất quan trọng. Lực nước vừa phải sẽ massage nướu giúp kích thích phát triển và làm nướu chắc khỏe mỗi ngày.
Chảy máu chân răng do niềng răng
Chảy máu chân răng khi niềng là trường hợp khá phổ biến. Do viêm lợi mà bác sĩ không điều trị tận gốc mà vẫn tác động lực kéo răng làm mô lợi ngày càng bị ảnh hưởng. Nguyên nhân thứ 2 do khí cụ chỉnh nha đâm vào lợi. Nguyên nhân gây chảy máu cần được xác định rõ để xác định và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây chảy máu chân răng do bệnh lý
Mảng bám cao răng
Mảng bám cao răng quá nhiều tạo áp lực cho vùng nước. Sẽ gây tổn thương. Nhất là đối với những ai vôi răng quá nhiều, khi lấy vôi răng sẽ bị chảy máu chân răng.
Viêm nướu – Viêm nha chu
Dấu hiệu nhận biết ban đầu của viêm nướu, viêm nha chu là chảy máu chân răng kéo dài, sưng nướu. nướu có màu đỏ, hơi thở có mùi.
Áp xe chân răng
Viêm răng không được điều trị, răng vỡ hoặc sâu lớn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Về lâu dài sẽ gây ổ mủ và hình thành áp xe. Triệu chứng của bệnh này ban đầu sẽ là chảy máu chân răng, sưng nướu, sưng mặt, sốt…
Nguyên nhân khác làm răng bị chảy máu chân
Điểm danh các nguyên nhân bị chảy máu chân răng từ những điều mà bạn không ngờ tới. Nha khoa MIC sẽ chỉ ra để bạn biết trường hợp chảy máu chân răng của mình có thuộc các mục kể sau không nhé.
Thiếu hụt vitamin, suy dinh dưỡng
Đặc biệt là vitamin C, vitamin K cũng là nguyên nhân dẫn đến chảy máu chân răng thường thấy ở trẻ em, phụ nữ mang thai. Ngoài ra, người bệnh còn kèm theo dấu hiệu đau nhức xương, buồn ngủ, khó thở… Cần bổ sung dinh dưỡng từ đầy đủ, phong phú các nhóm thực phẩm từ thịt, cá, trứng, sữa.
Dùng thuốc làm loãng máu
Một số bệnh nhân dùng thuốc làm loãnng máu để giảm khả năng đông máu. Cũng sẽ gặp tình trạng chảy máu chân răng.
Nội tiết tố thay đổi
Đặc biệt thưởng gặp ở phụ nữ tuổi dậy thì, mang thai, mãn kinh, khi dùng thuốc tránh thai cũng ít nhiều gặp tình trạng chảy máu chân răng. Chính vì vậy hãy yêu thương bản thân bằng cách thăm khám sức khỏe răng miệng, chăm sóc nụ cười định kỳ mỗi 6 tháng/ lần các bạn nhé!
Bị sốt xuất huyết
Vào giai đoạn nghiêm trọng của sốt xuất huyết, bệnh nhân sẽ bị xuất huyết dưới da, nướu, chân răng. Nặng hơn là xuất huyết ở não, bao tử… ảnh hưởng đến tính mạng.
Máu loãng
Bệnh nhân máu loãng dễ bị chảy máu kéo dài ở các vị trí thường bị tổn thương. Trong đó có chảy máu chân răng.
Ung thư miệng
Bên cạnh chảy máu chân răng, bệnh còn có triệu chứng khó nhai, nuốt, sưng nổi hạch, viêm/ loét khoang miệng.
Các bệnh khác
Thiếu máu, nhiễm trùng, ung thư vú… cũng là những bệnh có thể làm chảy máu chân răng thường xuyên, sưng lợi, chảy máu nướu.
Làm gì khi hay bị chảy máu chân răng?
Vệ sinh răng miệng đúng cách
- Chải răng sau mỗi bữa ăn. Lưu ý chải răng sau ăn 30 phút để không ảnh hưởng đến men răng và vị giác
- Dùng bàn chải mềm và thay bàn chải mỗi 3 tháng/ lần
- Chải răng đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ
Bổ sung dinh dưỡng
- Dùng nhiều thực phẩm chứa Vitamin C và khoáng chất
- Ưu tiên thực phẩm mềm, hạn chế nhai, cắn mạnh khi bị chảy máu chân răng
- Dừng hút thuốc lá hoặc hạn chế tối đa cũng sẽ làm giảm khả năng chảy máu chân răng
Đến nha khoa kiểm tra sức khỏe răng miệng
Nếu bạn có dấu hiệu chảy máu chân răng thường xuyên, Bác sĩ sẽ tìm ra cách điều trị hiệu quả và chấm dứt tình trạng này. Ngoài ra cũng cần thăm khám định kỳ mỗi 6 tháng/ lần để dự phòng và kịp thời điều trị các bệnh lý răng miệng nếu không may mắc phải
Dùng liều điều trị theo chỉ định của bác sĩ
Tình trạng chảy máu răng sẽ được cải thiện kịp thời nếu bệnh nhân sử dụng liều chỉ định chữa viêm và ngừa chảy máu từ Bác sĩ. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng cần được thực hiện 1 số thủ thuật khác như lấy vôi răng, điều trị viêm nướu, trám răng… để dứt điểm tình trạng chảy máu chân răng.
Cám ơn quý khách hàng đã dành thời gian theo dõi bài viết “Tìm hiểu chảy máu chân răng và 4 cách điều trị” của nha khoa MIC. Để biết được chính xác nguyên nhân và phương hướng điều trị tình trạng chảy máu chân răng của bản thân. Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp hotline 0383.29.29.79 hoặc trò chuyện với chuyên gia Răng Hàm Mặt tại ĐÂY.
Thông tin liên hệ
Nha Khoa MIC – “Chăm sóc nụ cười gia đình bạn”
Hotline: 0383.29.29.79
Địa chỉ : 288 Tô Ngọc Vân, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Thời gian làm việc : 8h Sáng – 20h Tối
Thông tin bài viết này có hữu ích?
Hãy giúp chúng tôi vài dòng đánh giá bên dưới.
Chúng tôi cần thêm thông tin gì để bài viết này được tốt hơn?