Trám Răng Là Gì? 4 Lật Liệu Trám Thường Gặp

Bị bể răng, sâu răng ta thường đến nha khoa để trám răng. Nhưng trám răng là gì? Răng trám sẽ như thế nào? Hãy tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu trám răng là gì

Đã từng giải đáp khá nhiều lần qua website, fanpage, talkshow nhưng nhiều bạn vẫn muốn tiếp tục tìm hiểu trám răng là gì? trám răng như thế nào? răng trám bằng vật liệu nào? Thì ngày hôm nay, nha khoa MIC sẽ giải đáp một lần nữa nhé.

trám răng là gì

Trám răng hay còn gọi là hàn răng, là kỹ thuật nha khoa sử dụng vật liệu nhân tạo để lắp vào mô răng bị thiếu. 

Các trường hợp cần trám răng là gì

Trám răng bị sâu

Dấu hiệu: 

  • Răng đau bất chợt
  • Răng hay nhạy cảm
  • Xuất hiện lỗ hổng trên răng
  • Bề mặt răng bị đổi màu nâu, đen hoặc trắng
  • Răng đau sau khi ăn, uống đồ nóng, ngọt, lạnh…
hàn răng sâu

Nếu thấy 1 hoặc nhiều biểu hiện trên, có khả năng răng đã bị sâu. Cần đến nha khoa để được thăm khám và trám răng trước khi răng sâu vào tủy. 

Răng bị mẻ

Răng bị mẻ do thói quen xấu: nghiến răng, khui nắp chai bằng răng… hoặc do tác động ngoại lực. Cũng có thể phục hình bằng miếng trám. 

Răng thưa

Một số trường hợp răng thưa ít. Có thể cải thiện được với phương pháp trám răng thẩm mỹ. Tuy nhiên, miếng trám vùng răng cửa thường không bền, dễ nhiễm màu. Vì vậy trường hợp răng thưa, cần cân nhắc niềng răng hoặc bọc răng sứ thẩm mỹ. 

Trám răng thay chỗ trám cũ

Bạn nên biết, miếng trám sẽ không tồn tại mãi mãi, chỉ có thời hạn khoảng 5 năm là tối đa. Vì vậy qua quá trình ăn nhai mà miếng trám bị mài mòn hoặc rớt ra, có thể bạn nên quay lại nha sĩ để thực hiện lại quy trình. 

Những vật liệu trám răng thông dụng

Răng trám bằng Amalgam

  • Ưu điểm: độ bền cao, trải nghiệm ăn nhai tốt, chi phí rẻ
  • Nhược điểm: màu sắc khác với các răng còn lại

Răng trám bằng composite

  • Ưu điểm: màu gần giống với răng thật, phù hợp để trám thẩm mỹ vùng răng cửa
  • Nhược điểm: tuổi thọ trung bình chỉ 5 năm.

Răng trám bằng sứ-  Inlay, onlay

Trám Răng Là Gì? 4 Lật Liệu Trám Thường Gặp 1
  • Ưu điểm: Vật liệu sứ có màu gần giống răng tự nhiên, chống ăn mòn tốt. Tuổi thọ lên đến 10 năm nếu được chăm sóc tốt. 
  • Nhược điểm: Giá thành cao, tốn nhiều thời gian hơn, khoảng 3- 5 ngày so với trám bằng vật liệu thông thường chỉ 30 phút cho 1 lần đến nha khoa.

Răng trám bằng vàng

  • Ưu điểm: chịu lực tốt, 
  • Nhược điểm: chi phí cao

Răng trám với chất liệu GIC

  • Ưu điểm: có chứa chất fluor giúp ngăn chặn tình trạng sâu răng. Vật liệu GIC thường gắn rất chặt vào răng và giảm thiểu tình trạng nứt ở chỗ vết trám.
  • Nhược điểm: màu sắc không giống răng tự nhiên

Quy trình trám răng như thế nào?

Quy trình trám răng trực tiếp

Hầu hết các lỗ sâu nhỏ, nứt vỡ không quá nghiêm trọng đều được giải quyết trong 1 lần hẹn đến nha khoa. Bác sĩ sẽ thực hiện quy trình gồm 4 bước, trong vòng 30 phút – 45 phút cho 1 vị trí trám:

  • Bước 1: Thăm khám sức khỏe răng miệng tổng quát, vị trí cần trám, tư vấn
Trám Răng Là Gì? 4 Lật Liệu Trám Thường Gặp 2
  • Bước 2: Làm vệ sinh và gây tê nếu cần. Thật sự trám răng không đau, nhưng với lỗ trám quá lớn/ sâu, gần vào tủy sẽ gây cảm giác ê buốt. Hoặc với bệnh nhân nhạy cảm, cũng cần thực hiện bước này để khách hàng yên tâm hơn.
  • Bước 3: Tiến hành trám răng: bác sĩ sẽ cho vật  liệu trám vào và chiếu đèn làm đông lại.
  • Bước 4: Chỉnh sửa lại chỗ trám cho nhẵn, bóng, không bị cắn cộm. 

Quy trình trám răng gián tiếp Inlay – Onlay

Là quy trình trám hiện đại, giúp giảm kẻ hỡ giữa mô răng và miếng trám tối đa. Khác với trám răng trực tiếp, bác sĩ cần lấy dấu răng và cần thời gian để tạo hình miếng trám

  • Bước 1: thăm khám và xác định vị trí cần trám
  • Bước 2: Làm vệ sinh, gây tê nếu cần
  • Bước 3: lấy dấu răng
  • Bước 4: Tạo hình miếng trám
  • Bước 5: Gắn kết thúc lên răng, hoàn thiện toàn bộ quy trình

Trám răng ở đâu tốt TPHCM?

Lý do bạn nên trám răng tại Nha Khoa MIC 

Đội ngũ Bác sĩ trên 10 năm kinh nghiệm với sự dẫn dắt của chuyên gia Răng Hàm Mặt BS. CKII Nguyễn Chí Cường

Trám Răng Là Gì? 4 Lật Liệu Trám Thường Gặp 3

Chi phí trám răng hợp lý

DỊCH VỤĐƠN VỊGIÁ
Trám răng thẩm mỹ Composite Hàn Quốc1 xoang200.000 đ
Trám răng thẩm mỹ Composite Nhật1 xoang300.000 đ
Trám răng thẩm mỹ Composite Đức1 xoang400.000 đ
Trường hợp trám răng thẩm mỹ composite – Đức1 xoang500.000 đ – 1.000.000 đ

Đặc biệt, bảo hành miếng trám lên đến 6 tháng. Trong quá trình ăn nhai, sinh hoạt nếu miếng trám bong tróc, có thể đến trực tiếp nha khoa MIC để được bảo hành miếng trám 1 : 1.

Để biết tình trạng sức khỏe răng miệng hiện tại, kính mời quý khách hàng đăng ký thăm khám trực tiếp với bác sĩ hoàn toàn không mất phí.

Lưu ý khi bạn trám răng

Các vấn đề sau khi trám răng

Trám răng khá phổ biến nhưng cũng có 1 số biến chứng nếu bác sĩ thực hiện chưa đạt trình độ cao, dễ dẫn đến:

Răng đau nhức và nhạy cảm

Khi ăn hoặc cắn vào đồ ăn mà thấy đau, cộm, thì cần đến bác sĩ để chỉnh sửa lại. Một số tình trạng răng hơi nhạy cảm với nhiệt độ, tác động lực khoảng 1 – 2 ngày sau khi trám sẽ mau qua khỏi. Nếu tình trạng kéo dài cũng nên đến gặp bác sĩ nhé.

Phản ứng với vật liệu trám 

Phản ứng, dị ứng với vật liệu trám là rất hiếm nhưng không phải là không xảy ra. Cần báo trước với bác sĩ nếu bạn dị ứng với kim loại như: bạc, vàng…

Vết trám bong tróc

Cần ăn chậm, nhai kỹ và nhẹ nhàng dù là răng thật hay răng đã trám để bảo vệ răng. Và tuân thủ lịch khám răng tổng quát định kỳ mỗi 6 tháng/ lần để đảm bảo sức khỏe răng miệng được tốt nhất. 

Chăm sóc răng sau khi trám

Mới trám răng nên ăn gì và không nên ăn gì?

  • Tránh ăn uống sau 2 tiếng đầu: khi chiếu đèn laser, vật liệu răng trám đã cứng lại nhưng vẫn cần thời gian đông đặc và khô hoàn toàn, vì vậy cần tránh ăn trong thời gian này để miếng trám tạo liên kết với các mô bề mặt trên răng. 
  • Tránh ăn thức ăn quá cứng: vì chất trám 100% không thể thay thế được men răng, ngà răng nên dễ bong tróc hơn trong quá trình tác động lực nhai nghiền thức ăn.
  • Nên tránh thực phẩm quá nóng, hoặc quá lạnh vì chất liệu dùng để trám răng sẽ bị đứt gãy liên kết nếu có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột
  • Hạn chế thực phẩm có màu: vì miếng trám dễ bị nhiễm màu thực phẩm, gây mất thẩm mỹ nhất là ở vị trí răng cửa. 
  • Hãy ăn các loại đồ ăn mềm, không chứa phẩm màu như trái cây, rau xanh… để bảo vệ chỗ trám và giúp cân bằng sức khỏe

Vệ sinh chỗ trám sau khi trám răng

  • Chải răng bằng bàn chải lông mềm mỗi ngày 2 lần sau khi ăn xong. chú ý chải răng đều tất cả các mặt các bạn nehs.
  • Lựa chọn thật kỹ loại kem đánh răng, nước sức miệng có hàm lượng flour 0.2%
  • Đừng quên khám răng định kỳ để kiểm soát được tình trạng sức khỏe răng miệng. Nếu miếng trám bị mòn, nứt hãy trám lại càng sớm càng tốt để tránh tình trạng mòn răng ăn sâu vào trong.

Hãy nhớ rằng, tất cả các phương pháp phục hình từ bên ngoài như trám răng đều không phải là răng thật. Vì vậy chúng ta hãy chăm sóc chúng thật tốt để không gây ra hư tổn. Đừng quên hotline nha khoa MIC 0383.29.29.79 hoặc để lại bất cứ câu hỏi về tình trạng sức khỏe răng miệng tại ĐÂY

Nha Khoa MIC – “Chăm sóc nụ cười gia đình bạn”

Hotline: 0383.29.29.79

Địa chỉ : 288 Tô Ngọc Vân, TP. Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

Bản đồ

Thời gian làm việc : 8h Sáng – 20h Tối

NHA-KHOA-MIC-CHAM-SOC-NU-CUOI-BAN

Thông tin bài viết này có hữu ích?

Hãy giúp chúng tôi vài dòng đánh giá bên dưới.

Chúng tôi cần thêm thông tin gì để bài viết này được tốt hơn?