Sâu Răng Hàm Và 2 Phương Hướng Điều Trị Phù Hợp

Dùng hàm răng cả đời chắc hẳn ai cũng ít nhất 1 lần sâu răng hàm. Răng bị sâu do nhiều nguyên nhân nhưng có 2 phương hướng điều trị cơ bản.
Sâu răng gây ra khá nhiều đau đớn và khó chịu cho người mắc phải. Chúng ta cần có những hiểu biết về răng bị sâu, sâu răng nặng, chưa sâu răng nhẹ để biết cách phòng tránh, điều trị. Hoặc có câu trả lời cho bản thân như sâu răng nhẹ đánh răng có hết không, phương pháp trám răng sâu nặng, hoặc răng sâu nhẹ nên làm gì.

sâu răng hàm

Một số dấu hiệu của bệnh sâu răng hàm

Xuất hiện những đốm đen

Ban đầu những đốm này chỉ sậm hơn màu răng một chút nhưng dần dà chuyển màu vàng, nâu, đen. Cuối cùng sẽ tạo ra lỗ hỏng. Một số trường hợp khác, sâu răng sẽ có những vệt trắng trên răng.

Nhìn thấy lỗ sâu

Nếu bạn không để ý sự thay đổi màu sắc của răng, chỉ thật sự nhận ra răng bị sâu khi dùng tay, tăm nạo hết vụn thức ăn và để lộ lỗ sâu răng ra. 

răng khôn bị sâu

Nướu sưng hoặc chảy máu

Vi khuẩn sâu răng lây lan khiến mô nướu nhạy cảm hơn. Đặc biệt khi có lực tác động như khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa. Khiến nướu bị chảy máu khi có lực tác động. Điều này cho thấy răng sâu rặng ở mức báo động. Cần can thiệp với biện pháp phù hợp.

Đau buốt răng khi bị kích thích

Chỉ những trường hợp khi nhai đồ ăn bị động vào lỗ sâu. Hoặc ăn đồ quá nóng, quá lạnh hoặc có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột thì sẽ có cảm giác ê buốt, điếng người.

Hơi thở có mùi

Thức ăn sót lại trên kẻ hở giữa các răng mà lâu ngày không được làm sạch. Đó là môi trường lý tưởng để sâu răng phát triển, tạo nên mùi hôi. Ngoài ra còn tạo vị đắng làm bạn ăn không cảm thấy ngon.

Đau buốt khi ăn nhai

Vi khuẩn tấn công sâu vào ngà răng, gần đến tuỷ răng khiến bạn đau khi nhai. Theo thời gian, triệu chứng sẽ ngày càng rõ ràng và tăng cấp độ hơn. 

Các giai đoạn phát triển của sâu răng

Giai đoạn 1: Sâu men răng

Xuất hiện các vệt trắng đục, nâu hoặc đen trên bề mặt răng. Lúc này vi khuẩn đã bắt đầu xâm nhập, bạn sẽ cảm thấy hơi ê buốt như có lực tác động, nhất là vị trí sâu răng hàm khi ăn nhai.

Giai đoạn 2: Sâu ngà răng

Sâu ngà răng là khi xuất hiện những lỗ sâu và ngày càng ăn to hơn các phần men răng còn lại. Có thể còn lây từ răng này qua răng khác. Đến giai đoạn này, khách hàng sẽ thấy bắt đầu khó chịu nếu không kịp thời có biện pháp điều trị hoặc đến phòng khám.

Giai đoạn 3: Bệnh lý viêm tuỷ

Răng sâu độ 3 là như thế nào? Nếu bạn bỏ lỡ 2 giai đoạn 1, 2 thì đến khi viêm tuỷ những cơn đau sẽ dữ dội hơn khiến ăn không ngon, ngủ không yên. Nặng hơn khi thức ăn nhét vào lỗ sâu còn dẫn đến áp xe, chân răng lung lay, viêm xương hàm và có thể dẫn đến bệnh lý mất răng.

Giai đoạn 4: Bệnh lý chết tủy

Áp xe lây lan, răng sâu chỉ còn cùi răng và chết tuỷ. Một số trường hợp còn hoại tử nặng. Ảnh hưởng nặng nề đến thẩm mỹ, tâm lý và chức năng ăn nhai.

Các bác sĩ khuyến cáo bạn nên gặp bác sĩ điều trị từ khi sâu ở giai đoạn 1 hoặc 2. Nếu tốt nhất nên định kỳ thăm khám răng miệng 6 tháng/ lần để tầm soát sâu răng từ sớm. Ngoài ra để biết được tình trạng răng bị sâu hay không, bạn có thể thăm khám miễn phí với bác sĩ tại nha khoa MIC.

Tủy răng là gì? Và tủy răng bị nhiễm trùng theo cách nào?

Tuỷ răng được xem là dây thần kinh nuôi sống răng. Răng bị sâu sẽ lan sang vào men răng, ngà răng, và tuỷ răng. 

Nhận biết một răng hàm bị sâu vào tủy như thế nào?

  • Hiện tượng ê buốt: cơn đau kéo dài 3 – 5 phút, liên tục ngày càng kéo dài và lập lại nhiều hơn
  • Nhai đồ cứng hoặc khi cắn 2 hàm lại với nhau bị nhói lên tận thái dương do lực tác động vào tuỷ

Nguyên nhân gây bệnh sâu răng điển hình

Vệ sinh răng miệng kém:

Vệ sinh răng chưa đúng cách khiến thức ăn còn sót lại trên răng, kẻ hỡ, múi răng làm vi khuẩn sinh sôi, phát triển hình thành vị trí sâu.

Sâu Răng Hàm Và 2 Phương Hướng Điều Trị Phù Hợp 1

Ăn đồ ngọt, đồ ăn vặt quá nhiều:

Những thực phẩm ngọt, chứa nhiều đường như bánh kẹo, sôcola, mật ong… Đây chính là môi trường thuận lợi cho sâu răng phát triển. Ngoài ra, trong nước ngọt, thức uống có gas có chứa axit ăn mòn men răng. Thường xuyên sử dụng cũng gây hại cho răng và răng bị sâu nặng hơn.

Thiếu nước: 

Khi mới ăn xong nếu không kịp đánh răng, bạn có thể tráng miệng bằng cách uống nước để làm sạch. Thiếu nước sẽ bị khô miệng, và đây chính là môi trường tốt để vi khuẩn sinh sôi và làm hơi thở có mùi

Răng bị nứt vỡ hoặc yếu: 

Răng bị bể, chân răng yếu tạo chỗ trống cho vi khuẩn bám vào gây nên sâu răng.

Tụt nướu: 

Theo thời gian, tụt nướu do lão hoá hoặc đánh răng sai cách, thói quen dùng tăm xỉa răng cũng có thể làm tụt nướu và các mảng bám sẽ hình thành vào vị trí chân răng này, tấn công trực tiếp vào răng.

Các lý do khác:

Một số người mắc tiểu đường, trào ngược dạ dày… cũng có nguy cơ mắc sâu răng hàm cao hơn người bình thường.

Răng bị sâu có nguy hiểm không? Khi nào nên gặp bác sĩ?

Tác hai của răng bị sâu

Thử tưởng tượng răng bị 1 vài vệt đen là thấy khó chịu rồi. Đừng nói đến việc ngày nào ta cũng phải dùng răng để ăn uống. Điểm danh các hậu quả của sâu răng hàm:

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, ăn nhai khó khăn
  • Gây mất thẩm mỹ
  • Ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần
  • Nguy hiểm đến tính mạng nếu không may dẫn đến áp xe, nhiễm trùng…

Tổng hợp các cách chữa răng bị sâu tốt nhất

Chúng ta thường ngại ngùng khi đến bác sĩ. Vì vậy ở những giai đoạn đầu, hoặc để phòng tránh sâu răng hàm, bạn có thể áp dụng các biện pháp tại nhà sau:

Điều trị sâu răng ngay tại nhà:

Chữa sâu răng bằng lá bàng

Lá bàng chứa flavonoid, saponin, phytosterol và tannin có tác dụng phòng chống viêm nhiễm vì vậy có thể nấu nước lá bàng để súc miệng để làm sạch và giảm triệu chứng sâu trước khi đến bác sĩ khám răng.

Chữa sâu răng bằng lá ổi

Trong lá ổi chữa chất khám viêm Astringents có thể dùng để giảm cơn đau sâu răng hoặc làm nướu chắc khoẻ.

Trị răng bị sâu bằng lá tía tô

Là một loại lá dễ kiếm được xem là bài thuốc nam hữu hiệu trong khử mùi hôi miệng, phòng chống viêm nhiễm khi sâu răng. Có thể nhai sống hoặc ép lấy nước súc miệng.

Chữa sâu răng bằng kem đánh răng

Nếu răng đang ê buốt bạn có thể thay loại kem dành cho răng nhạy cảm để giảm thiểu cảm giác hiện tại. Nên nhớ thay bàn chải mỗi 6 tháng để phòng chống sâu răng hàm.

Súc miệng bằng nước muối

Muối chứa natri clorua làm ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Bạn có thể súc miệng với nướu muối ấm để vi khuẩn không thể sinh sôi và giúp răng chắc khoẻ. 

Điều trị chuyên sâu 

Sử dụng liều giảm đau

Nếu cơn đau do sâu răng hàm gây cho bạn quá nhiều sự khó chịu có thể dùng liều giảm đau Panadol hoặc Efferalgan. Lưu ý cách nhau 4 tiếng giữa mỗi lần sử dụng. 

Chữa răng sâu bằng Flour

Nhất là với trẻ em, ba mẹ có thể cho bé đến nha khoa để bôi Flour giúp răng chắc khoẻ và sự phòng sâu răng từ sớm.

Trám răng sâu

hàn răng sâu

Nếu răng đã hình thành lỗ sâu trên bề mặt ngoài của răng thì phải làm vệ sinh và tiến hành trám bít lỗ sâu để ngăn chặn sâu răng ngày càng ăn lan.

Điều trị sâu răng ăn vào tủy

Nếu sâu răng dẫn đến các cơn đau ê buốt, có thể sâu răng hàm đã lan sâu vào tuỷ. Làm tuỷ bị tổn thương, bắt buột bác sĩ phải có sự can thiệp điều trị nội nha trước khi trám bít ống tuỷ, và trám lại lỗ sâu.

Nhổ răng vỡ lớn, sâu chân răng

Đối với răng đã chết tuỷ, sâu vỡ lớn hoặc chỉ còn chân răng. Bác sĩ sẽ phải nhổ bỏ chân răng sâu để tránh lây lan sang răng kề cận hoặc nhiễm trùng ăn vào xương hàm. Sau đó sẽ có nhiều biện phát để trồng lại răng mất. 

Chữa sâu răng ở đâu tốt và uy tín?

Điều trị sâu răng tại Nha khoa MIC: TRIỆT ĐỂ, NGĂN CHẶN TÁI PHÁT

Nha khoa MIC tự hào là địa chỉ nha khoa kết hợp chuyên môn cao của đội ngũ Bác sĩ trên 10 năm kinh nghiệm. Với công nghệ hiện đại của nền nha khoa kỹ thuật cao. Khảo sát được vị trí, mức độ sâu răng hàm chính xác nhất. Từ đó sẽ có kế hoạch điều trị phù hợp và phương pháp phù hợp cho từng mức độ sâu răng.

Nha khoa phát triển với định hướng an toàn, tiết kiệm cho khách hàng vì vậy cam kết điều trị đúng bệnh, hiệu quả triệt để và ngăn chặn sự tái phát. 

Chữa sâu răng tại Bệnh viện Răng hàm mặt TP.HCM

Sâu Răng Hàm Và 2 Phương Hướng Điều Trị Phù Hợp 2

Bệnh viện Răng Hàm Mặt TPHCM là địa chỉ quen thuộc của người dân thành phố và các tỉnh phía Nam bởi chuyên môn thăm khám với các bác sĩ lão làng hàng đầu trong ngành. Với quý khách hàng khu vực TP. Thủ Đức, Bình Dương, Đồng Nai… không cần đi quá xa lên trung tâm để thăm khám tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt TPHCM nữa. Bởi Phó Giám Đốc chuyên môn tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt – BS. CKII – Thấy thuốc Ưu tú Nguyễn Chí Cường sẽ trực tiếp thăm khám và điều trị. 

Cách phòng ngừa sâu răng hiệu quả

  • Chế độ chăm sóc răng miệng hợp lý với kem đánh răng chứa flouride sau mỗi bữa ăn và ít nhất 2 lần/ ngày. 
  • Lựa chọn bàn chải lông mềm, chỉ nha khoa, nước súc miệng để hỗ trợ làm sạch răng hiệu quả. Lấy sạch thức ăn mắc trong kẽ răng.
  • Hạn chế ăn đồ ngọt, bánh, kẹo hoặc đồ uống có gas.
  • Ăn nhiều trái cây, rau quả chứa chất xơ để tăng lưu lượng nước bọt làm sạch mảng bám, ngăn ngừa sâu răng, đánh bay hơi thở có mùi.
  • Định kỳ thăm khám sức khoẻ răng miệng, cạo vôi răng 6 tháng/ lần. 
  • Trám bít hỗ rãnh trên răng hàm để giảm nguy cơ thức ăn sót lại gây sâu răng.

Sau đây là bài viết: “Sâu răng hàm và 2 phương pháp điều trị tại nhà, tại nha khoa”. Quý khách còn bất cứ thắc mắc liên quan đến răng bị sâu, vui lòng liên hệ hotline 0383.29.29.79 hoặc để lại thông tin tại ĐÂY.

Nha Khoa MIC – “Chăm sóc nụ cười gia đình bạn”

Địa chỉ : 288 Tô Ngọc Vân, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

Bản đồ

Thời gian làm việc : 8h Sáng – 20h Tối

NHA-KHOA-MIC-CHAM-SOC-NU-CUOI-BAN

Thông tin bài viết này có hữu ích?

Hãy giúp chúng tôi vài dòng đánh giá bên dưới.

Chúng tôi cần thêm thông tin gì để bài viết này được tốt hơn?