Lấy tủy răng và 7 lưu ý sau khi lấy tủy răng

Lấy tủy răng là nỗi ám ảnh của nhiều người. Tại sao lại như vậy? Cùng nha khoa MIC kiểm chứng đúng/ sai với những thông tin cần thiết nhé!

Lấy tủy răng là gì?

Lấy tủy răng, hút tủy răng hay rút tủy răng đều là chỉ định điều trị tủy, điều trị nội nha. Với một số bệnh nhân đã trải qua điều trị lấy tủy răng. Thì đây là nỗi ám ảnh bởi cái đau mà nó đem lại. Vậy tủy răng là gì và khi nào cần phảilấy tủy răng? Thông tin sau đây của bài viết “lấy tủy răng và 7 lưu ý chăm sóc sau lấy tủy” sẽ cho bạn biết có nên lấy tủy răng không? và khi nào cần llấy tủy răng.

 Tủy răng 

Cấu tạo hoàn chỉnh của răng bao gồm: men răng, ngà răng và tủy răng. Tủy răng bên trong cùng, có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng cho răng. Bên trong tủy có nhiều dây thần kinh, mạch máu được bảo vệ bởi ngà răng, men răng. Tủy răng được xem là dây thần kinh của răng. Bởi bên trong tủy có 2 bộ phần gồm: buồng tủy, ống tủy. 

cấu tạo răng

Khi bị viêm tủy, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cấu tạo của răng, về lâu dài không cung cấp đủ dưỡng chất đến răng. Làm răng bị yếu, đổi màu, dễ vỡ và cuối cùng bác sĩ buộc phải điều trị bằng cách lấy tủy răng

Lấy tủy răng

Tủy răng bị viêm, điều đầu tiên bạn sẽ chịu những cơn đâu nhẹ nhàng đến mức độ mạnh và ngày càng dai dẳng. Tình trạng xấu nhất sẽ bị mất răng. Lấy tủy răng là quá trình bác sĩ rút tủy răng chết rồi vệ sinh sạch ống tủy rồi trám bít ống tủy lại. Nghe thì đơn giản nhưng quá trình này sẽ kéo dài từ 1 – 3 buổi đến nha khoa tùy thuộc vào mức độ tủy nhiều, ít, bác sĩ lấy  đã hết tủy hay chưa. 

Toàn bộ quá trình lấy tủy răng được gây tê để không còn lo ngại vì cơn đau. Và sau khi tủy đã lấy được hết ra khỏi răng, bạn không còn cảm nhận cơn đau nữa. Nếu sau khi lấy tủy răng mà còn cảm giác khi ăn nhai, gõ vào răng thì cần đến nha khoa để kiểm tra và xửa lý kịp thời bạn nhé!

Tại sao cần phải lấy tủy răng?

Có nên lấy tủy răng không? Khi bệnh nhân đến với bác sĩ thường tình trạng răng đã vỡ lớn, sâu đến tủy, đau nhức dữ dội… đã có những bệnh lý vùng quanh chóp do vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng. Nếu chủ quan không lấy tủy răng mà cứ trám lại thì ngày càng sẽ nặng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng quát của bệnh nhân. 

lấy tủy răng

Việc chữa tủy răng sẽ giúp bảo tồn cấu trúc của răng bằng cách lấy đi phần tủy viêm, tủy hoại tử. Sau đó để lại một khoang trống bên trong răng. Rồi trám bít. Cuối cùng chúng ta sẽ giữ lại được chiếc răng mà đáng lẽ ra phải nhổ bỏ. 

Khi nào bạn nên lấy tủy răng?

Điểm danh những dấu hiệu cảnh báo chiếc răng đang bị viêm tủy, cần đến gặp bác sĩ gấp:

  • Hiện tượng ê buốt kéo dài 3 – 5 phút hoặc cả tiếng đồng hồ. Trường hợp nặng sẽ là liên tục. Đau lên cả  thái dương, vùng đầu. Thường đau về chiều, tối
  • Khi nhai đồ cứng bị nhói, buốt báo hiệu bị nứt răng cũng nên đi khám ngây
  • Thường xuyên sưng ở lợi, có mủ
  • Khi vô tình cắn 2 hàm với nhau và cảm thấy nhói ở 1 vị trí 

Quy trình điều trị hút tủy răng

Quy trình điều trị lấy tủy răng tại nha khoa MIC đảm bảo các yếu  tố:

  • Đạt tiêu chuẩn của bộ y tế
  • Được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ trên 10 năm kinh nghiệm
  • Được kiểm duyệt vô trùng đủ tiêu chuẩn class B quốc tế

Mời quý khách hàng tham khảo quy trình lấy tủy răng chuẩn Y khoa tại MIC dental:

Lấy tủy răng và 7 lưu ý sau khi lấy tủy răng 1

Biến chứng có thể xảy ra sau khi điều trị tủy răng

  • Nhiễm trùng ở vùng chóp 
  • Răng phải nhổ bỏ 
  • tiêu xương hàm
  • Răng sau khi được chữa tủy sẽ trở nên giòn, dễ nứt vỡ, nhiều khi những răng nứt, vỡ

Chính vì vậy, hãy là khách hàng thông minh và lựa chọn đúng nha khoa uy tín, giàu kinh nghiệm để thực hiện lấy tủy răng. Và không còn lo ngại về bất kỳ biến chứng liên quan đến sau điều trị nội nha.

Chăm sóc răng miệng sau khi lấy tủy

Theo dõi cơn đau

Giống như bất kỳ điều trị nha khoa thì điều trị lấy tủy răng là điều trị xâm lấn. Hoàn toàn có khả năng đau sau khi thực hiện. Đau sau llấy tủy răng/ hút tủy răng/ rút tủy răng có nhiều nguyên nhân. Và được chia thành 2 loại đau: 

Đau bình thường: 

Do phản ứng kích thích của cơ thể sau điều trị từ tác động bên ngoài. Như vật liệu trám răng, hay dung dịch lầm sạch tủy viêm. Cảm giác này được mô tả là sự ê buốt khi ăn nhai, cắn vào vùng răng vừa thực hiện lấy tủy. Thông thường điều này sẽ kéo dài từ 1 – 3 ngày đầu và sẽ dần biến mất về sau. Với trường hợp  này, bạn đừng quá lo lắn. Hãy thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ, dùng liều giảm đau mỗi 4 tiếng/ lần để kiểm soát và làm dịu cơn đau bạn nhé. 

Lấy tủy răng và 7 lưu ý sau khi lấy tủy răng 2

Đau bất thường: 

Cơn đau này có nhiều nguyên nhân thư chưa lấy hết tủy răng bị viêm, dụng cụ đi quá chiều dài, chất trám răng tạm bị kênh. Với việc sót tủy, có thế do bác sĩ chưa xác  định và phát hiện ống tủy phụ hoặc dụng cụ làm sạch đi chưa hết chiều dài  của răng và còn sót tủy bên dưới.

Nếu sau điều trị, cơn đau không dứt mà vẫn lan lên nửa đầu, hãy nhanh chóng liên hệ với phòng khám để được bác sĩ kiểm tra và làm sạch phần tủy còn sót. Do Bác sĩ đã chụp phim X quang trước khi điều trị nội nha nên khả năng xảy ra tình trạng sót tủy ở ống tủy phụ là rất thấp. 

Cũng có trường hợp sau điều trị, bác sĩ trám răng tạm nhưng không làm bằng phẳng. Khiến răng điều trị lấy tủy răng bị kênh cộm. Khiến răng phaair chịu lực cắn mạnh hơn, bị đau hơn. Đơn giản chỉ cần liên hệ bác sĩ để mài hạ bớt phần kênh cộm để giảm thiểu tối đa cơn đau. 

Hạn chế nhai và cắn tại vị trí răng mới chữa tủy

Điều này sẽ làm giảm áp lực lên răng mới lấy tủy. Tốt nhất khách hàng lấy tủy răng nên ăn thức ăn mềm, cắt thành những miếng nhỏ dễ nuốt. Nói không với  thực phẩm cứng, dai, giòn như: kẹo cao su, cơm nếp, kẹo cứng/ kẹo sữa mềm. Và nhai bên răng ngược lại với vị trí lấy tủy răng. Nên kiêng cữ kỹ trong 2 – 3 giờ đâu sau lấy tủy răng không được ăn. Để tránh xúc miếng trám tại vị trí đó.

Tuân thủ chỉ định bác sĩ

Bác sĩ sẽ cho liều giảm đau mỗi 4 tiếng. Khách hàng có thể dùng liều giảm đâu để xóa tan cơ đau lúc mới lấy tủy răng xong. Ngoài ra với tình trạng bệnh nhân viêm tủy nặng trước khi điều trị nội nha. Thì sau khi thực hiện xong thủ thuật, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh, kháng viêm cho trường hợp này. 

Giữ vệ sinh vùng điều trị

Trong 2 – 3h đầu sau lấy tủy răng, bạn không nên đánh răng vội. Tái khám với nha sĩ. Trừ trường hợp chữa tủy 1 thì thì bệnh nhân chỉ cần thực hiện 1 lần tại nha khoa. Sau đó bác sĩ sẽ trám răng kín vĩnh viễn. Đối với trường hợp viêm tủy nặng, răng nhiều ống tủy. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn quay lại nha khoa sau 5 – 7 ngày để thực hiện lấy tủy răng lần 2 cho sạch hết bên trong. 

Khám răng miệng định kỳ với nha sĩ 

Các chuyên gia khuyên chúng ta nên đến nha khoaa thăm khám định kỳ mỗi 6 tháng/ lần để đảm bảo dự phòng bệnh lý răng miệng và điều trị kịp thời khi bệnh vừa mới được phát hiện. Nếu khi chỉ còn là 1 lỗ sâu nhỏ, ta chỉ cần trám lại, nhưng khi đã viêm tủy thì phải lấy tủy răng. Và chẳng ai muốn điều đó cả.

Cám ơn chân thành đến quý độc giả đã dành thời gian cho bài viết “lấy tủy răng và 7 lưu ý chăm sóc sau lấy tủy” của nha khoa MIC – 288 Tô Ngọc Vân, Phường Tam Phú, TP. Thủ Đức. Để  biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe răng miệng và thăm khám, tư vấn miễn phí với bác sĩ, vui lòng liên hệ hotline 0383.29.29.79 hoặc để lại thông tin tại ĐÂY.

Thông tin liên hệ

Nha Khoa MIC – “Chăm sóc nụ cười gia đình bạn”

Hotline: 0383.29.29.79

Địa chỉ : 288 Tô Ngọc Vân, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

Bản đồ

Thời gian làm việc : 8h Sáng – 20h Tối

NHA-KHOA-MIC-CHAM-SOC-NU-CUOI-BAN

Thông tin bài viết này có hữu ích?

Hãy giúp chúng tôi vài dòng đánh giá bên dưới.

Chúng tôi cần thêm thông tin gì để bài viết này được tốt hơn?