Răng số 7 hàm dưới là răng hàm, đảm nhận chức năng chính là nhai và nghiền thức ăn. Điều này khiến bạn lo lắng, không biết mất răng số 7 hàm dưới có sao không? Cần làm gì để khắc phục không? Bạn hãy cùng Nhakhoamic.vn theo dõi bài viết dưới đây để tìm đáp án chính xác nhé.
Nội dung bài viết này:
Vai trò của răng số 7 hàm dưới
Răng số 6, số 7 là 2 chiếc răng hàm có kích thước lớn nhất trên cung hàm. Răng số 7 hàm dưới thường nằm trước răng 8 (răng khôn). Trường hợp không mọc răng 8 thì răng số 7 hàm dưới là chiếc răng nằm trong cùng. Vai trò chính của chiếc răng này đó là kết hợp với răng 6 để nhai và nghiền nát thức ăn. Nhờ đó quá trình tiêu hóa sẽ thuận lợi và nhanh chóng hơn.
Lưu ý là chiếc răng này chỉ mọc một lần trong đời, không có quá trình thay răng sữa như những chiếc răng khác. Răng 7 hàm dưới sẽ có 2 chân răng, còn răng số 7 hàm trên có đến 3 chân răng.
Giải đáp: Mất răng số 7 hàm dưới có sao không?
Chiếc răng này có cấu tạo phức tạp, kích thước lớn nhưng hàng ngày phải tiếp xúc thường xuyên với thức ăn, bị dính thức ăn thừa. Vị trí của răng cũng khó vệ sinh hơn các chiếc răng khác do đó nguy cơ bị tổn thương, sâu răng… cũng cao hơn. Tuy nhiên răng số 7 hàm dưới chỉ mọc một lần duy nhất, hơn nữa còn đảm nhận vai trò quan trọng. Do đó vấn đề chiếc răng này mất đi sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe răng miệng và giá trị thẩm mỹ.
Khi chiếc răng này có vấn đề tổn thương nào, bác sĩ nha khoa luôn luôn ưu tiên điều trị bảo tồn. Chỉ khi rơi vào trường hợp không thể bảo tồn nữa, bệnh nhân mới được bác sĩ chỉ định nhổ và trồng lại răng số 7 hàm dưới. Dưới đây là một số hậu quả bạn cần biết về việc mất chiếc răng này:
Lực nhai yếu hơn
Khi mất răng số 7 hàm dưới, lực nhai của bạn sẽ bị ảnh hưởng và yếu hơn. Việc nghiền nát thức ăn sẽ kém hiệu quả, khiến hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn. Xét về lâu về dài thì vấn đề này có thể tăng nguy cơ khiến bạn mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa.
Đau đớn, khó chịu
Khi răng số 7 hàm dưới mất đi, chiếc răng số 7 ở hàm trên cũng mất đi sự nâng đỡ. Việc này khiến cho quai hàm gặp áp lực lớn hơn, dần dần dẫn đến tình trạng đau cơ hàm và một số cơn đau đầu khiến bạn vô cùng khó chịu.
Tụt lợi, tiêu xương hàm…
Mất chiếc răng này mà không phục hình sớm, bạn sẽ đối diện với nhiều vấn đề giảm giá trị thẩm mỹ như tình trạng hóp má, tụt lợi, tiêu xương hàm,… Bởi vì răng số 7 có kích thước lớn, khi mất đi sẽ để lại một khoảng trống lớn. Điều này khiến các chiếc răng ở bên cạnh có xu hướng nghiêng về phía khoảng trống, dẫn tới lệch mặt, ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống nhai.
Cách khắc phục vấn đề mất răng số 7 hàm dưới
Hiện nay nha khoa đã có nhiều phương pháp giúp người bị mất răng số 7 hàm dưới có thể phục hình thành công và đảm bảo khả năng nhai và nghiền nát thức ăn. Cụ thể:
Hàm giả tháo lắp
Phương pháp này thường được bác sĩ chỉ định cho người cao tuổi, người bị mất nhiều răng. Hàm giả được làm giống với hàm răng thật, bệnh nhân có thể tháo lắp dễ dàng.
Cầu răng sứ
Đây là phương pháp dùng cầu nối, bao gồm 3 thân răng sứ để thay thế cho răng số 7 đã bị mất. Cụ thể thân răng ở giữa sẽ đảm bảo nhiệm vụ nhai, nghiền thức ăn còn phần mão sứ 2 bên sẽ nâng đỡ cho trụ cầu răng. Điều kiện để thực hiện cách phục hình này đó là các chiếc răng kế cận phải chắc khỏe.
Trồng răng Implant
Tới thời điểm hiện tại thì phương pháp khắc phục tốt nhất cho việc mất răng số 7 hàm dưới đó là trồng Implant. Bởi vì răng Implant có cấu trúc tương tự giống y xì răng thật, đảm bảo được chức năng nhai, nghiền thức ăn chân thực và chắc khỏe nhất cho bệnh nhân.
Hơn nữa phương pháp này cũng có độ bền lâu dài, ít tác dụng phụ và không gây ảnh hưởng đến vị trí răng khác trên cung hàm. Vì thế bạn sẽ ngăn ngừa được những biến chứng như tiêu xương hàm, tụt lợi… để đảm bảo tính thẩm mỹ cho khuôn mặt.
Qua bài viết này của Nhakhoamic.vn chắc hẳn bạn đọc cũng đã hiểu rõ về vấn đề mất răng số 7 hàm dưới. Tốt nhất bạn hãy sắp xếp thời gian để tới phòng khám kiểm tra, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phục hình răng tối ưu và hiệu quả nhất. Bạn đừng để chiếc răng này mất quá lâu vì nhiều biến chứng rất nguy hiểm đang “chực chờ” đấy.
Thông tin bài viết này có hữu ích?
Hãy giúp chúng tôi vài dòng đánh giá bên dưới.
Chúng tôi cần thêm thông tin gì để bài viết này được tốt hơn?