Mất 2 răng liền kề không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến khả năng ăn nhai kém hiệu quả hơn. Ngoài ra tình trạng này còn dễ gây các bệnh như xô lệch răng, viêm nướu, viêm nha chu,… Vậy nguyên nhân tình trạng mất răng này do đâu? Có cách nào phục hồi không? Bạn đọc hãy cùng Nhakhoamic.vn tìm hiểu và xem thông tin dưới bài viết để rõ hơn cũng như tìm giải pháp khắc phục hiệu quả.
Nội dung bài viết này:
Mất 2 răng liền kề là do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị mất 2 răng liền kề. Nhìn chung về cơ bản thì tình trạng này phần lớn là xuất phát từ thói quen chăm sóc răng miệng hàng ngày. Hoặc có những thói quen không tốt gây tổn hại men răng trong thời gian dài. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến, gồm:
- Không vệ sinh răng miệng.
- Ăn uống chế độ không hợp lý, thiếu dưỡng chất, đặc biệt là thiếu canxi.
- Có thói quen xấu như: nghiến răng, uống rượu bia nhiều, hút thuốc lá, ăn nhiều thực phẩm có đường, có nhiều axit,… Các thói quen này đều dễ làm hỏng và gây tổn hại men răng, khiến răng lung lay, dễ rụng.
- Do gặp chấn thương, tai nạn.
- Sâu răng.
- Các bệnh lý khác.
Những trường hợp mất 2 răng liền kề hay thường gặp
Bất kì vị trí nào trên hàm răng đều có thể bị rụng, bị mất nếu như chăm sóc vệ sinh không đúng cách. Mất 2 răng liền kề là trường hợp phổ biến xảy ra khá nhiều và làm ảnh hưởng đến khả năng nhai cũng như ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Dưới đây là hai trường hợp bị mất 2 răng liền kề nhau, bao gồm:
Mất 2 răng cửa liền kề
Răng cửa nằm ở vị trí trước cung hàm gồm 4 chiếc ở hàm trên và 4 chiếc hàm dưới. Khi chúng ta cười nói răng cửa sẽ lộ ra trước tiên. Vì vậy khi bị mất 2 răng cửa liền kề sẽ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của gương mặt đầu tiên. Sau đó ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, bởi răng cửa đảm nhận chức năng cắn xé thức ăn.
Ngoài ra việc mất 2 răng cửa cũng ảnh hưởng đến khả năng phát âm, khiến phát âm không tròn, không rõ chữ nói ra. Điều này sẽ khiến người bị mất răng cảm thấy tự ti khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Bên cạnh đó thì mất răng cũng dễ gây các bệnh về răng miệng như: áp xe, viêm nướu, viêm nha chu,…
Mất 2 răng hàm
Răng hàm mọc ở vị trí trong cùng cửa hàm, chúng gồm 2 răng hàm nhỏ vị trí 4, 5 và 3 răng hàm lớn vị trí 6, 7, 8. Răng hàm có từ 2-3 chân răng và đóng vai trò bảo vệ xương hàm, giúp thực hiện ăn nhai tốt hơn. Nếu như bị mất 2 răng hàm sẽ khiến việc cắn, xe, nhai nghiền thức ăn gặp khó khăn hơn nhiều. Khi thức ăn không được nghiền nát sẽ khiến dạ dày hoạt động quá tải, dễ bị đau dạ dày.
Răng hàm nằm ở vị trí trong cùng của hàm nên thường khó làm sạch, chăm sóc. Vì vậy vị trí này dễ bị các bệnh lý về răng miệng, dễ bị sâu và nghiêm trọng hơn là gây mất 2 răng liền kề.
Phương pháp xử lý hiệu quả khi bị mất 2 răng liền kề
Để không gặp phải các vấn đề về viêm răng miệng, viêm lợi, viêm nha chu, viêm nước, giúp ăn nhai dễ dàng hơn thì sẽ có rất nhiều cách để phục hồi mất 2 răng liền kề. Bạn có thể cân nhắc một trong hai cách dưới đây để phục hồi răng bị mất càng sớm càng tốt. Cụ thể:
Trồng răng Implant
Phương pháp này là sử dụng trụ Implant bằng Titanium để cấy vào phần mô xương hàm nơi chân răng bị mất. Đối với trường hợp mất 2 răng liền kề thì chỉ cần trồng một trụ Implant là được và dùng lắp cầu 2 răng vào. Răng sứ được phục hình lên sẽ thông qua khớp nối Abutment, nhìn rất tự nhiên.
Trồng răng bằng Implant có thể áp dụng ở mọi vị trí răng bị mất như răng cửa, răng hàm, răng cửa bên,… Sau khi phục hồi răng bị mất bằng cấy Implant sẽ giúp tăng tính thẩm mỹ cho khuôn mắt, phục hồi khả năng ăn nhai tốt hơn. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi chọn phương pháp này, bởi tuổi thọ của cấy Implant khá lâu từ 20 – 25 năm hoặc vĩnh viễn khi chăm sóc đúng cách.
Lắp cầu răng sứ
Lắp cầu răng sứ đã không còn xa lạ với nhiều người và ra đời trước cả phương pháp cấy Implant. Phương pháp này là việc thực hiện mài răng bên cạnh răng đã mất để làm trụ đỡ. Trụ đỡ dãy cầu này phải có ít nhất 4 răng sứ đối với trường hợp mất 2 răng liền kề để lấp khoảng trống.
Một điều lưu ý khi lắp cầu răng sứ là đòi hỏi các răng làm trụ đỡ bên cạnh phải chắc khỏe. Bên cạnh đó những răng ở vị trí trong cùng bị mất thì không nên sử dụng phương pháp này.
Lời kết
Trên đây là thông tin đầy đủ chi tiết về mất 2 răng liền kề. Để không làm ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai tránh những hậu quả nghiêm trọng do bị mất răng, bạn hãy đến các cơ sở nha khoa uy tín thăm khám. Tại đây các bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra phương pháp hiệu quả để giúp bạn nhanh chóng lấy lại hàm răng đẹp. Nếu cần hỗ trợ thông tin và giải đáp bạn hãy liên hệ ngay với Nhakhoamic.vn.
Thông tin bài viết này có hữu ích?
Hãy giúp chúng tôi vài dòng đánh giá bên dưới.
Chúng tôi cần thêm thông tin gì để bài viết này được tốt hơn?