Trong chúng ta ai cũng ít nhất 1 lần hàn răng sâu/ trám răng. Nhưng bạn đã hiểu hết khi nào? vì sao và kỹ thuật hàn răng chưa?
Nội dung bài viết này:
Tìm hiểu trám răng/ hàn răng là gì
Hằng ngày, nha khoa MIC nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến nha khoa thẩm mỹ, nha khoa kỹ thuật cao. Nhưng bên cạnh đó, cũng không thiếu khách hàng thắc mắc về nha khoa tổng quát. Hàn răng sâu, hàn răng sâu có đau không hay đơn giản hàn răng là gì? Sẽ được giải đáp trong bài viết “Hàn răng sâu là gì? 5 tác hại khi không hàn răng” này.
Hàn răng hay còn gọi là trám răng, là phương thức sử dụng vật liệu nha khoa Composite, Amalgam… để đắp lại lớp men răng bị tổn thương. Có thể là bị sâu, bị mòn, hoặc do tác động ngoại lực mà gãy, mẻ, vỡ nhỏ. Hàn răng sẽ tái tạo lại hình thể của răng, đảm bảo chức năng thẩm mỹ, ăn nhai.
Tại sao phải hàn răng sâu?
Khi nào nên hàn răng?
Nha khoa MIC sẽ điểm danh các trường hợp khi nào cần hàn răng:
- Mô răng bị sâu: nếu không hàn răng sâu mà để lâu sẽ lây lan vào tủy gây viêm tủy, vỡ răng,… Vì vậy bạn nên thăm khám răng miệng sớm, định kỳ 3 – 6 tháng/ lần để kịp thời phát hiện răng sâu
- Sứt/ mẻ răng do chấn thương, tai nạn hoặc do thói quen xấu (cắn vật cứng, dùng răng khui bia/ mở nắp chai…)
- Hàn răng thẩm mỹ ở nhóm răng cửa
- Kỹ thuật hàn răng sử dụng khá phổ biến cho trẻ em. Khi áp dụng trám các rãnh dự phòng
Tác hại khi răng bị sâu không được chữa trị kịp thời
- Chức năng ăn nhai bị ảnh hưởng: Răng sâu thường ê buốt, khó chịu khi ăn nhai. Các lỗ sâu sẽ là chỗ bám cho thức ăn mắc vào. Từ đó vi khuẩn trú ngụ và sinh sâu. làm sâu răng ngày càng to, nghiêm trọng, đau đớn hơn. Thậm chí dẫn đến viêm tủy, áp se…
- Nguy cơ viêm nhiễm: thức ăn mắc vào lỗ sâu, về lâu dài lầm viêm nhiễm vùng răng, nướu. Gây chảy máu kẽ răng, sưng, đỏ, nóng. Làm ảnh hưởng sức khỏe răng miệng và có thể dẫn đến sốt,…
- Nguy cơ mất răng: Răng sâu đến tủy làm răng yếu đi, ngày càng vỡ lớn hơn. Ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ. Cho đến khi chỉ còn chân răng, bác sĩ bắt buộc phải nhổ bỏ đi.
- Chức năng thẩm mỹ bị ảnh hưởng: răng biến đổi màu, chuyển sang nâu/ đen. Hoặc vỡ lớn, sẽ thành răng cùn. Đặc biệt nếu ở vị trí răng cửa sẽ khiến bạn vô cùng tự ti.
- Sâu các răng lân cận: Thức ăn mắc vào kẽ răng lâu ngày không những làm lỗ sâu to hơn mà còn làm lây lan đến răng kề cận.
Quy trình kỹ thuật hàn răng sâu tại nha khoa
- Bước 1: thăm khám tình trạng răng sâu
- Bước 2: Gây tê nếu trường hợp răng bị sâu quá nặng
- Bước 3: Loại bỏ yếu tố gây sâu răng, loại bỏ ngà răng bị tổn thương
- Bước 4: Tạo hình xoang trám
- Bước 5: hàn răng sâu bằng cách lấp đầy với vật liệu trám chuyên dụng. Giúp ngăn ngừa sâu răng và khôi phục hình dáng thẩm mỹ lẫn chức năng ăn nhai vốn có.
Đối với trường hợp tình trạng, mức độ sâu răng vào tủy thì phải điều trị tủy và hàn răng sâu là bước cuối cùng. Để tránh trường hợp phải điều trị tủy hãy kiểm tra răng thường xuyên. Phát hiện những đốm đen sâu càng sớm càng tốt. Để tránh vi khuẩn ăn sâu vào tủy răng để khiến cho quá trình hàn răng sâu sẽ phức tạp hơn. Tốn nhiều chi phí hơn nữa.
Các vật liệu hàn răng sâu
Hiện nay có khá nhiều vật liệu được nha sĩ tin dùng: Amalgan, Composite, Vàng… Tùy vào nhu cầu, điều kiện, đặc điểm của răng cần trám. Mà Bác sĩ sẽ chỉ định vật liệu hàn răng sâu phù hợp.
Miếng trám Amalgan
Có khả năng chịu mòn, chịu lực cao. Tuy nhiên có màu sắc của kim loại, không phù hợp với các răng ở vị trí dễ thấy. Nên thường được hàn răng sâu bên trong. Có nhiều ghi nhận bệnh nhân dị ứng với miếng trám này. Nên ngày nay không còn được sử dụng rộng rãi. Nhất là khi các chuyên gia đã chỉ ra trong thành phần kim loại có thủy ngân, vô cùng độc hại cho cơ thể người.
Composite
Vật liệu hàn răng sâu mới nhất những năm gần đây. Được biết như 1 loại nhựa tổng hợp không gây hại cho con người. Màu sắc tương tự như màu răng thật. Với tính chất mềm, dẻo và dễ dàng khi điều trị. Tính thẩm mỹ được ưa chuộng bởi hạn chế tối đa việc xâm lấn và thẩm mỹ cao, độ bền lâu dài.
Việc lựa chọn vật liệu trám vô cùng quan trọng vì miếng trám sẽ được lưu giữ bên trong răng. Vì vậy hãy lắng nghe sự tư vấn của Bác sĩ khi quyết định hàn răng sâu nhé!
Hàn răng sâu giá bao nhiêu tiền hiện nay?
Hàn răng chỉ tác động bên ngoài: rìa răng, mặt nhai của răng… Không xâm lấn răng, không tổn thương men răng thật. Và chi phí rẻ, không quá cao.
DỊCH VỤ | ĐƠN VỊ | CHI PHÍ |
Trám răng thẩm mỹ Composite Hàn Quốc | 1 xoang | 200.000đ |
Trám răng thẩm mỹ Composite Nhật | 1 xoang | 300.000đ |
Trám răng thẩm mỹ Composite Đức | 1 xoang | 400.000đ |
Trường hợp trám răng thẩm mỹ composite ( xoang lớn , xoang II , xoang V) | 1 xoang | Cộng thêm 100.000đ |
Trường hợp trám răng thẩm mỹ composite – Đức | 1 xoang | 500.000đ – 1.000.000đ |
Có đau khi hàn răng sâu hay không?
Thông thường, hàn răng sâu thì không đau. Nhưng nếu gặp phải những mô sâu răng gần vào tủy sẽ gây cảm giác ê buốt, khó chịu. Thời gian hàn răng sâu 1 chiếc chỉ mất trung bình từ 10 – 15 phút sẽ qua rất nhanh. Bạn sẽ cảm thấy vô cùng nhẹ nhàng. Với công nghệ và dịch vụ, vật liệu hàn răng sâu hiện đại là bạn đã có hàm răng khỏe đẹp, vô cùng an toàn. Hạn chế tối đa bệnh lý về răng.
Những lưu ý sau khi hàn răng sâu
Thông thường miếng trám răng sẽ tồn tại được từ 3 – 5 năm tùy vào vị trí răng. Tuy nhiên thực tế miếng trám răng tồn tại được bao lâu còn phụ thuộc vào yếu tố:
- Tình trạng răng miệng: răng hư tổn ít, không ảnh hưởng đến tủy. Miếng hàn răng sẽ tồn tại lâu hơn.
- Vật liệu hàn răng sâu: Composite là vật liệu tuổi thọ tương đối cao, chịu lực mạnh ăn nhai.
- Chế độ chăm sóc miếng trám: dù là răng thật hay răng trám cũng cần có một chế độ chăm sóc, giữ gìn hợp lý. Như thế mới sử dụng được lâu dài. Đúng như ông bà ta thường dạy “của bền tại người”
Vẫn có những trường hợp miếng trám tồn tại trên 10 năm. Nhất là những vị trí răng nhai. Ngày càng vững chắc với tác động nhai của chúng ta.
Cách chăm sóc miếng trám:
Nếu được chăm sóc với chế độ ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh răng miệng tốt thì miếng trám sẽ tồn tại được lâu.
- Lưu ý ăn uống: không ăn đồ quá nóng/ lạnh, tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột trong khoang miệng vì sẽ làm đứt gãy liên kết miếng trám. Không dùng răng cắn trực tiếp đồ cứng, giòn dai kể cả răng thật và răng trám. Hạn chế bánh, kẹo, đồ ngọt.
- Vệ sinh: đảm bảo hãy đánh răng bằng bàn chải lông mềm sau mỗi bữa ăn để tránh sâu răng. Súc miệng và dùng chỉ nha khoa để lấy sạch đồ ăn dính trong kẽ răng.
- Thói quen: hạn chế hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích. Thăm khám định kỳ sức khỏe răng miệng mỗi 6 tháng/ lần.
Cám ơn quý khách hàng đã dành thời gian theo dõi bài viết “Hàn răng sâu là gì? 5 tác hại khi không hàn răng”. Để biết thêm về chi phí, kế hoạch điều trị trường hợp của bạn. Vui lòng liên hệ hotline 0383.29.29.79 hoặc inbox tại ĐÂY.
Thông tin liên hệ
Nha Khoa MIC – “Chăm sóc nụ cười gia đình bạn”
Hotline: 0383.29.29.79
Địa chỉ : 288 Tô Ngọc Vân, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Thời gian làm việc : 8h Sáng – 20h Tối
Thông tin bài viết này có hữu ích?
Hãy giúp chúng tôi vài dòng đánh giá bên dưới.
Chúng tôi cần thêm thông tin gì để bài viết này được tốt hơn?