Viêm nướu răng nếu không được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt sẽ bị mất răng. Vì vậy cần phòng bệnh hiệu quả cùng nha khoa MIC nhé.
Nội dung bài viết này:
Tìm hiểu viêm nướu răng
Triệu chứng gây ra viêm nướu và hình ảnh viêm nướu răng
Trước tiên để tìm hiểu bệnh lý viêm nướu răng, cách trị sưng nướu răng, trị viêm nướu răng tại nhà hoặc đơn giản sưng nướu răng làm sao hết hoặc bị viêm nướu răng phải làm sao. Thì bạn cần biết nướu răng là gì? Nướu răng là một phần của cấu trúc niêm mạc miệng. Nướu ôm lấy xương ổ răng, bao bọc răng. Trải dài từ cổ răng đến đường hoàn tất niêm mạc miệng di động, hay còn gọi là đáy hành lang miệng.
Một khi nướu bị tổn thương, rách, chảy máu, viêm nướu răng, đau nướu răngthì sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ chức năng ăn nhai, thẩm mỹ, cấu trúc của răng.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm nướu
Rất nhiều người bị viêm nướu răng, nhưng không nhận biết được chính xác. Hoặc chỉ nghĩ là bệnh thông thường. Điều này rất nguy hiểm vì nếu không được chạy chữa kịp thời sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Thậm chí dẫn đến mất răng. Vì vậy, mỗi khách hàng cần nắm vững kiến thức về dấu hiệu nhận biết viêm nướu răng:
- Khi đánh răng, hoặc tác động lực từ bên ngoài, nướu dễ bị chảy máu
- Nướu đỏ, sưng đỏ vùng lợi và mềm, kèm theo đau nướu răng, viêm nướu chân răng gọi là viêm lợi, triệu chứng của viêm nướu
- Hơi thở có mùi, có vị tanh của máu
- Tụt nướu, lộ chân răng trắng trên nướu
- Hình thành các túi sâu giữa răng và nướu
- Răng lung lay, yếu dần đi, dễ di chuyển
- Hình thành nhiều thay đổi về các răng khớp với nhau khi cắn hoặc nhai
- Xuất hiện mủ giữa răng và lợi, nặng hơn là bị ổ áp se
- Tình trạng sưng, đau nhức, ê buốt khi nhai được gọi là viêm do răng dần nhạy cảm, hoặc nướu bị viêm ăn sâu vào tủy làm viêm tủy răng cần điều trị hiệu quả càng sớm càng tốt
- Một số trường hợp bệnh nhân đang có mang răng tháo lắp, răng sứ, răng giả trở nên không phù hợp nữa
Nguyên nhân gây viêm nướu răng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm nướu chân răng. Cả gián tiếp và trực tiếp nhưng theo góc nhìn chuyên môn, nha sĩ sẽ phân loại thành nguyên nhân cơ bản và các yếu tố từ bên ngoài:
Nguyên nhân cơ bản
Vi khuẩn từ thức ăn, môi trường bên ngoài tích tụ trên mảng bám ở giữa răng và nướu. Các vi khuẩn phá vỡ kết cấu mô nướu răng và hệ thống miễn dịch. Mảng bám lâu ngày không được lấy sạch hình thành vôi răng và là nguyên nhân của sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu hoặc nhiễm trùng răng mãn tính. Và dần dà dẫn đến mất răng nếu không có sự can thiệp kịp thời của nha sĩ
Các yếu tố rủi ro gây bệnh viêm nướu
- Thay đổi về nội tiết tố: phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ, dậy thì hoặc tiền mãn kinh đều có sự thay đổi về nội tiết tốt, nhạy cảm hơn. Sẽ tạo điều kiện cho bệnh viêm nướu trở nghiêm trọng.
- Bệnh lý nền: người mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, ung thư, HIV/ AIDS cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm nướu là tình trạng nha chu, sâu răng cao hơn người bình thường, hoặc ảnh hưởng đến tác dụng chữa trị
- Tác dụng phụ của một số liều điều trị: làm giảm lượng nước bọt bình thường, giảm luôn cả khả năng bảo vệ răng và nướu dẫn đến viêm nướu răng. Các loại dược học cần lưu ý là: liều chống co giật Dilantin, chống đau thắt ngực Adalat…
- Người hút thuốc có nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng cao do khói thuốc hình thành cao răng mang vi khuẩn
- Vệ sinh miệng kém hoặc chăm sóc răng miệng chưa đúng cách
- Tuổi tác cũng là nguyên nhân tăng nguy cơ mắc bệnh lý Răng Hàm Mặt
- Chế độ ăn uống chưa hợp lý: thiếu vitamin C dễ gây chảy máu nướu răng, nướu bị sưng tấy tạo điều kiện thuận lợi cho viêm nhiễm, Canxi khiến răng không chắc khoẻ. Và thiếu chất làm hệ miễn dịch suy giảm dẫn đến viêm nướu răng
- Tiền sử bệnh lý gia đình có người mắc bệnh trước đây cũng là nguy cơ bạn bị bệnh hôm nay
Viêm nướu răng có nguy hiểm không?
Trước mắt là sẽ ảnh hưởng đến ăn nhai, sinh hoạt và thẩm mỹ của bệnh nhân. Do tụt nút, răng yếu sẽ khó ăn uống và hơi thở có mùi ngại giao tiếp. Nặng nhất là khi răng lung lay lâu ngày sẽ bị mất răng.
Bên cạnh đó, một số người mắc viêm nướu răng mạn tính tái đi tái lại và không được điều trị đàng hoàng sẽ dẫn đến các bệnh lý toàn thân. Như bệnh về tim mạch, huyết áp,… Bởi các nghiên cứu cho thấy vi khuẩn từ viêm nướu xâm nhập vào cơ thể và tạo áp lực ảnh hưởng đến cả tim, phổi. Viêm lợi nặng có thể gây ra viêm lợi loét hoại tử.
Đây là một dạng viêm lợi nghiêm trọng có thể gây đau, nhiễm trùng, chảy máu nướu răng và lở loét nướu. Tình trạng này thường phổ biến ở những người có chế độ dinh dưỡng kém và không có thói quen vệ sinh răng miệng phù hợp trong thời gian dài.
Bệnh viêm nướu răng được chẩn đoán như thế nào?
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát răng miệng. Kỹ hơn nữa là chụp phim X Quang để thấy được chất lượng, mật độ xương, nướu. Từ đó sẽ nhận biết được dễ dàng bạn có đang mắc bệnh viêm lợi, viêm chân răng, viêm nướu có mủ hay không. Ngoài ra, với nhiều trường hợp, bác sĩ cũng sẽ đo rãnh nướu và răng, lên kế hoạch điều trị khoa học và chuyên môn nhất.
Tại nha khoa MIC, bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám và nói rõ cho bạn biết tình trạng sức khoẻ răng miệng hiện tại mà không mất bất kỳ chi phí gì.
Điều trị bệnh viêm nướu răng
Hiện tại có 4 phương pháp điều trị/ mẹo chữa
Hiện tại có 4 phương pháp điều trị/ mẹo chữa
Hiện tại có 4 phương pháp điều trị/ mẹo chữa viêm nướu răng dựa vào các cấp độ từ đơn giản đến phức tạp.
Làm sạch răng tại nhà
- Đánh răng bằng bàn chải lông mềm sau mỗi bữa ăn hoặc ít nhất 2 lần/ ngày
- Dùng chỉ nha khoa, tăm nước, bàn chải kẻ để làm sạch vụn thức ăn mắc kẹt giữa các răng, hoặc giữa răng và nướu
- Hạn chế thực phẩm dai, cứng, sậm màu vì thức ăn sẽ bám nhiều vào các kẽ răng và khó lấy ra được
- Hạn chế hoặc không hút thuốc lá
- Uống cafe, uống trà bằng ống hút để hạn chế mảng bám trên răng
- Thăm khám nha khoa định kỳ và cạo vôi răng mỗi 6 tháng/ lần để tầm soát các bệnh lý răng miệng nguy hiểm
Làm sạch răng chuyên nghiệp
Nha sĩ đầu tiên sẽ chẩn đoán và điều trị đau, trị viêm lợi và triệu chứng viêm để chấm dứt tình trạng viêm nhiễm của vết viêm khiến nướu lợi bị viêm vùng nướu. Nếu nướu không được điều trị sẽ tiến triển thành viêm nha chu, là nguyên nhân gây ra viêm lợi. Vì vậy biện pháp chống viêm tủy răng là bệnh nhân phải có thói quen thăm khám và điều trị định kỳ, dù chưa có dấu hiệu của viêm nướu, xuất hiện các vết sưng đỏ giúp điều trị và lên phương án điều trị phòng ngừa tình trạng xảy ra viêm lợi.
- Bạn đã thử cạo vôi răng bằng sóng âm tại nha khoa để cảm nhận độ sạch bóng·, sảng khoái và nhẹ nhàng sau khi cạo vôi răng?
- Làm sạch chuyên nghiệp mảng bám bằng cách cạo vôi răng để loại bỏ cao răng từ trên xuống dưới và dưới đường viền nướu răng, bề mặt gốc răng
- Sử dụng laser để loại bỏ mảng bám và cao răng ít gây đau, ít gây chảy máu hơn khi lấy vôi răng bằng cách thông thường
- Phương pháp hiện đại phù hợp với tất cả mọi người mà chi phí vô cùng hợp lý chỉ từ 300.000đ – 500.000đ
Sử dụng liều điều trị
- Để điều trị, ngăn ngừa tái phát , bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị cho khách hàng với liều sử dụng hợp lý:
- Dung dịch súc miệng sát trùng có chứa chlorhexidine đánh bay mảng bám, ngăn ngừa vi khuẩn
- Đặt liều sát trùng, kháng viêm có chứa chlorhexidine vào răng sau khi cạo vôi răng, sau đó sẽ có tác dụng theo thời gian
- Một số trường hợp nặng, tái phát nhiều lần, bác sĩ sẽ kê liều kháng sinh đường uống có thể được sử dụng để điều trị tình trạng viêm nướu răng
Tiểu phẫu phục hồi
Khi các biện pháp điều trị trên đều không hiệu quả, bác sĩ sẽ trao đổi để làm tiểu phẫu phục hồi nướu để khâu lại nướu vừa khít với răng và giảm nguy cơ tái nhiễm trùng. Trường hợp phức tạp hơn sẽ được ghép xương, mô răng.
Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm nướu
Làm sao để ngăn ngừa viêm nướu là câu hỏi được đặt ra. Thật chất, chỉ cần đơn giản thực hiện và tuân thủ các điều dưới đây, là bạn đã phòng được nguy cơ:
- Bỏ hút thuốc: thuốc lá chứa các hoạt chất hóa học thúc đẩy và làm trở nặng hơn bệnh lý viêm nướu, viêm nha chu. Hút thuốc lá khiến nguy cơ viêm nướu cao gấp 7 lần người bình thường. Và làm giảm hiệu quả điều trị các bệnh lý răng miệng và toàn thân.
- Hạn chế căng thẳng: căng thẳng, áp lực làm suy giảm hệ thống miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng
- Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý: bổ sung vitamin E, C, các loại thực phẩm chống oxy hóa và giảm lượng đường để tránh tình trạng các mô bị tổn thương. Ngoài ra cũng phải cân bằng các nhóm thực phẩm thịt cá trứng sữa để tăng sức đề kháng cho cơ thể
- Từ bỏ các thói quen xấu như dùng răng khui nắp chai, dùng răng để xé bao bì. Đối với những bạn có tật nghiến răng có thể gây tổn thương mô, nướu vì vậy cần đến nha khoa để được lấy dấu và làm 1 máng chống nghiến. Bảo vệ răng trong lúc ngủ nghiến răng không tự chủ
- Thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ mỗi 6 tháng/ lần
Nghiêm túc thực hiện các lời khuyên trên và tuân thủ một lối sống lành mạnh chính là các ngăn ngừa viêm nướu răng hiệu quả nhất. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có được thêm kiến thức chính thống về căn bệnh viêm nướu răng và hình thành những thói quen tốt để bảo vệ bản thân. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 0383.29.29.79 hoặc để lại liên hệ tại ĐÂY để được giải đáp vấn đề sức khỏe răng miệng hoàn toàn miễn phí.
Nha Khoa MIC – “Chăm sóc nụ cười gia đình bạn”
Hotline: 0383.29.29.79
Địa chỉ : 288 Tô Ngọc Vân, TP. Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Thời gian làm việc : 8h Sáng – 20h Tối
Thông tin bài viết này có hữu ích?
Hãy giúp chúng tôi vài dòng đánh giá bên dưới.
Chúng tôi cần thêm thông tin gì để bài viết này được tốt hơn?