Răng số 7 – răng hàm là chiếc răng đảm nhận vai trò nhai, nghiền thức ăn cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên chiếc răng này chỉ mọc một lần trong đời, nếu mất đi sẽ không mọc lại được. Do đó bạn cần nắm rõ nguyên nhân, hậu quả và cách phục hình khi bị mất răng số 7 hàm trên để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Bạn hãy đọc bài viết dưới đây của Nhakhoamic.vn nhằm bỏ túi được các thông tin chi tiết nhất.
Nội dung bài viết này:
Nguyên nhân mất răng số 7 hàm trên phổ biến nhất
Có khá nhiều lý do khiến cho chiếc răng này bị thương tổn, hư hại dẫn đến tình trạng mẻ, rụng hoặc bị bác sĩ chỉ định nhổ. Cụ thể:
Ăn uống không lành mạnh
Chế độ ăn uống là tác nhân chính ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Nếu bạn thường xuyên ăn đồ uống không lành mạnh, ví dụ như ăn quá ngọt, quá chua, quá cay… thì men răng sẽ bị hỏng, tăng nguy cơ sâu răng.
Vệ sinh răng miệng kém
Nguyên nhân thứ 2 khiến cho nhiều người bị mất răng số 7 hàm trên đó là quá trình bảo vệ sức khỏe răng miệng quá kém. Bạn cần thường xuyên vệ sinh răng miệng, đánh răng đúng cách bởi vì chiếc răng này ở vị trí khuất và khó vệ sinh. Khi vệ sinh không đúng cách, thực tế đã có nhiều người bị viêm nha chu khiến cho các dây chằng quanh răng bị yếu đi, dẫn tới răng lung lay, tăng nguy cơ mất răng.
Tai nạn, chấn thương
Nhiều người bị mất răng số 7 hàm trên bởi vì các chấn thương, tai nạn diễn ra trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể là do chơi thể thao, va đập, ngã xe, xô xát…
Một số lý do khác
Còn có một số nguyên nhân khác cũng khiến cho nhiều người bị mất răng chiếc răng này đó là:
- Nghiến răng: Gây mòn chân răng khiến răng bị lung lay, cần phải nhổ.
- Hút thuốc: Thói quen hút thuốc lá dễ dẫn đến bệnh viêm nha chu làm cho răng số 7 yếu, dễ rụng, hỏng.
- Bệnh tiểu đường: Bệnh lý này khiến cho sức khỏe răng miệng ảnh hưởng dẫn đến sâu răng, viêm nha chu,… và tăng nguy cơ mất răng 7 hàm trên.
Hậu quả của vấn đề mất răng số 7 hàm trên
Mất răng hàm trên có sao không? Răng hàm đóng vai trò hết sức quan trọng như nhai, nghiền thức ăn. Vì thế khi mất đi răng số 7 hàm trên, bạn có thể gặp phải một số hậu quả nghiêm trọng như sau:
Nhai yếu
Mất răng số 7 hàm trên khiến cho cơ thể giảm khả năng nhai, bởi vì chiếc răng này có kích thước lớn. Nếu mất đi khả năng nhai thực phẩm của cung hàm giảm đi đáng kể.
Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa
Răng hàm mất đi khiến cho quá trình nhai thức ăn giảm hiệu quả. Điều này nếu để lâu sẽ khiến bạn tăng nguy cơ nuốt thức ăn chưa được nhai kỹ, dẫn đến áp lực và tăng nguy cơ gây tổn thương đến hệ tiêu hóa.
Mất thẩm mỹ
Nếu mất răng hàm dưới trong một thời gian dài mà không được phục hình sớm thì con người sẽ có nguy cơ đối diện với các vấn đề như sau:
- Sai khớp cắn: Răng số 7 hàm trên “trống” thì răng 7 hàm dưới sẽ có xu hướng trồi lên, dẫn đến lệch khớp cắn của hàm khiến cơ thể đau nhức khi nhai thức ăn.
- Xô lệch răng: Lực nhai không phân bố đều bởi vì răng 7 mất đi sẽ khiến các chiếc răng ở bên cạnh không có chỗ dựa, xê dịch về chỗ khoảng trống khiến cho tổng thể hàm răng bị xô lệch theo.
- Tiêu xương: Không phục hình răng hàm trên sớm, để lâu sẽ khiến người mất răng số 7 bị tiêu xương, tụt lợi khiến má hóp, chảy xệ, ảnh hưởng tới thẩm mỹ.
Như vậy bạn đã biết được những tác hại liên quan đến mất răng số 7 hàm trên là như thế nào rồi. Thế còn mất răng số 7 hàm dưới có sao không, hậu quả là tương tự như răng số 7 hàm trên tuy nhiên cũng có một ít khác biệt cần lưu ý. Giải thích khá dài nên tốt nhất các bạn nên xem chi tiết tại đây.
Tổng hợp cách phục hình phổ biến khi mất răng số 7 hàm trên
Răng hàm trên mất đi sẽ để lại những hậu quả nặng nề cho cơ thể, do đó việc phục hình chiếc răng này là điều cực kỳ cần thiết. Hiện nay nha khoa có nhiều cách để phục hình răng số 7 hàm trên, tuy nhiên bác sĩ sẽ tùy vào từng trường hợp cụ thể để đề xuất phương pháp phù hợp nhất. Cụ thể:
Hàm giả tháo lắp
Đây là cách phục hình răng số 7 hàm trên thường được các bác sĩ chỉ định cho người cao tuổi hoặc người mất nhiều chiếc răng liền kề nhau. Hàm giả được làm tương đồng với hàm răng thật để bệnh nhân có thể tháo và lắp dễ dàng.
Cầu răng sứ
Cầu răng sứ có 3 thân răng để thay thế cho chiếc răng hàm trên đã mất. Thân răng ở giữa sẽ giúp bạn nhai, nghiền thức ăn như răng cũ còn mão sứ 2 bên sẽ nâng đỡ cho trụ cầu răng giữa. Tuy nhiên cách này yêu cầu những chiếc răng kế cận phải chắc khỏe mới thực hiện được.
Trồng răng Implant
Đây là cách phục hình răng số 7 hàm trên tốt nhất hiện nay, bởi vì răng Implant có cấu trúc giống răng thật. Nhờ đó mà đảm bảo được việc nhai, nghiền thức ăn chân thực, chắc chắn nhất cho người bệnh. Trồng răng Implant có độ bền lâu dài, không ảnh hưởng đến răng khác nên ngừa được nhiều biến chứng.
Trên đây là nguyên nhân, hậu quả và các cách khắc phục vấn đề mất răng số 7 hàm trên được chúng tôi chia sẻ chi tiết. Nếu bạn cần thăm khám, tư vấn và hỗ trợ chi tiết hơn thì sắp xếp thời gian ghé đến Nhakhoamic.vn sớm nhất nhé.
Thông tin bài viết này có hữu ích?
Hãy giúp chúng tôi vài dòng đánh giá bên dưới.
Chúng tôi cần thêm thông tin gì để bài viết này được tốt hơn?