Bao Nhiêu Tuổi Hết Mọc Răng Khôn? Tìm Hiểu Thêm

Tuần trước, trong ca khám buổi sáng, có một bạn sinh viên đến nhổ răng số 8 – hay còn gọi là răng khôn. Trong lúc chờ thuốc tê ngắm, bạn hỏi: “Bác sĩ ơi, rồi bao nhiêu tuổi thì hết mọc răng khôn vậy? Em mọc có một cái, mỗi lần đau là em run rần cả người, sợ mọc tiếp thêm cái nào nữa lắm!”.

Tôi cười và bảo: “Câu hỏi của em cũng là nỗi ám ảnh của bao nhiêu người đó chứ không riêng gì em đâu.”

Răng khôn mọc khi nào?

răng khôn

Răng khôn thường bắt đầu mọc trong độ tuổi từ 17 đến 25. Đây là răng cối sau cùng, mọc khi các răng khác đã ổn định trên cung hàm. Tuy nhiên, không phải ai cũng mọc đủ 4 cái răng khôn, và cũng không ai mọc đúng tuổi “theo giáo trình”.

Trong thực tế, tôi từng gặp một chú bác ngoài 40 tuổi mới bắt đầu có răng khôn mọc ngầm. Đây không phải là trường hợp phổ biến, nhưng hoàn toàn có thể xảy ra. Răng khôn là răng duy nhất trong miệng chúng ta có xu hướng “mọc tuỳ hình” và “khó đoán trước nhất”.

Bao nhiêu tuổi thì hết mọc răng khôn?

Nếu bạn đang trong độ tuổi 25 trở lên và chưa thấy răng khôn nào ló dạng thì cũng đừng vội mừng… nhưng cũng không cần lo lắng thái quá. Phần lớn trường hợp, nếu sau 25 tuổi răng khôn vẫn chưa mọc, khả năng cao là bạn không có mầm răng khôn (tức là nó sẽ không bao giờ mọc).

Trên thực tế, khoảng 10-35% dân số không có đủ 4 chiếc răng khôn, và một số người còn không mọc chiếc nào cả. Đây là điều hoàn toàn bình thường. Thiên nhiên đôi khi cũng biết cách “giảm tải” cho con người đấy.

Tuy nhiên, vẫn có một số ít người mọc răng khôn sau 30 tuổi, dù rất hiếm. Tôi từng có một cô bệnh nhân 33 tuổi, là nhân viên văn phòng, đến khám vì bị sưng nướu hàm dưới. Chụp phim mới biết răng khôn ngầm đang cố gắng ngoi lên – y như một ông cụ non lọt thỏm giữa làng trẻ.

Dấu hiệu cho thấy bạn đang mọc răng khôn

Hầu hết bệnh nhân tìm đến tôi vì đau nhức vùng hàm sau, sưng nướu, ăn nhai khó khăn. Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến:

  • Nướu sưng đỏ, đau âm ỉ hoặc nhức nhối theo cơn
  • Khó há miệng, nuốt đau
  • Hơi thở có mùi (do vi khuẩn tích tụ quanh răng mọc dở dang)
  • Đau lan lên tai, thái dương hoặc gây nhức đầu nhẹ

Một trường hợp điển hình tôi từng gặp là một bạn nữ 21 tuổi, học đại học tại Thủ Đức. Bạn ấy bị đau suốt một tuần, cứ tưởng là sâu răng. Hóa ra răng khôn mọc lệch và chèn vào răng số 7, khi chụp phim còn thấy đã gây mủ mô và viêm quanh răng số 7 kế cận. Nhổ xong răng khôn, lại phải trồng răng số 7. Bạn ấy đã phải tốn kém vài tháng và bỏ ra nhiều công sức – điều mà lẽ ra có thể tránh được nếu phát hiện sớm hơn.

Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm có nguy hiểm không?

Câu trả lời ngắn gọn là: . Nhưng tùy trường hợp. Nếu răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ và không gây triệu chứng, thì bạn có thể giữ lại để hỗ trợ nhai (mặc dù ít hiếm xảy ra).

Ngược lại, nếu răng khôn mọc lệch, ngầm, chen chật, hoặc gây viêm, thì nhổ càng sớm càng tốt. Việc này giúc ngăn ngừa biến chứng như:

  • Viêm quanh răng khôn, viêm nướu
  • Súc răng bên cạnh (thường là răng số 7)
  • Nhiễm trùng lan rộng, áp xe
  • Viêm hạch, sốt, đau đầu

Tại MIC, chúng tôi luôn đề nghị bệnh nhân chụp phim X-quang khi nghi ngờ có răng khôn. Phim giúc xác định vị trí răng, hướng mọc và từ đó quyết định nhổ hay theo dõi.

Nhổ răng khôn có đáng sợ không?

Thật lòng mà nói, nếu răng mọc thẳng, chỉ cần nhổ đơn giản thì ca nhổ chỉ mất tầm 10 phút. Còn nếu răng ngầm, mọc lệch hay dính vào dây thần kinh dưới, thì phải tiểu phẫu nhổ răng – nghe có vẻ nghiêm trọng nhưng hoàn toàn trong tầm tay của y khoa hiện đại.

Chi phí nhổ răng khôn phụ thuộc vào loại răng, vị trí và độ phức tạp. Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn, có thể xem bài viết Giá nhổ răng khôn bao nhiêu tiền để có cái nhìn rõ ràng và chính xác hơn.

Chăm sóc sau nhổ răng: Đừng xem nhẹ!

Bao Nhiêu Tuổi Hết Mọc Răng Khôn? Tìm Hiểu Thêm 2

Tôi đã từng chứng kiến nhiều ca bị viêm nhiễm sau nhổ răng do bỏ qua hướng dẫn của bác sĩ. Dưới đây là những điều các bạn nhất định phải nhớ:

  • Chườm lạnh trong 24h đầu tiên
  • Tránh nhai bên nhổ răng
  • Tránh súc miệng mạnh, ngám nước muối ở 48h đầu
  • Vệ sinh răng miệng bằng bên kia, sử dụng gạc y tế khi cần lau nhẹ xung quanh vết nhổ
  • Uống thuốc theo chỉ định, tái khám đúng hẹn

Tổng kết

Mỗi người sẽ có trải nghiệm khác nhau với răng khôn. Người mọc trước, người mọc sau, người mộc một nửa rồi dừng… Cũng giống như chuyện trưởng thành, không ai giống ai cả.

Quan trọng nhất vẫn là nghe ngóng cơ thể mình và đi khám nha khoa định kỳ. Đặc biệt là khi bạn thấy đau nhức, sưng nướu, hay nghi ngờ có dấu hiệu răng khôn mọc lệch, mọc ngầm hoặc gây viêm. Đừng chủ quan – đi khám sớm sẽ giúp phát hiện kịp thời và tránh được những biến chứng không đáng có.

Thông tin bài viết này có hữu ích?

Hãy giúp chúng tôi vài dòng đánh giá bên dưới.

Chúng tôi cần thêm thông tin gì để bài viết này được tốt hơn?