Bọc răng sứ là hình thức cải thiện hàm răng có khuyết điểm được rất nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt là hiện tượng nhiều người gặp phải. Vậy nguyên nhân của tình trạng này từ đâu, làm sao để xử lý? Hãy tìm hiểu dưới bài viết nhé!
Nội dung bài viết này:
Lý giải nguyên nhân bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt
Tủy răng chưa được điều trị tận gốc
Trước khi tiến hành phục hình, các bệnh lý răng miệng cần phải được điều trị dứt điểm. Nếu còn tồn tại tình trạng viêm tủy răng, sâu răng ở cùi răng sẽ khiến bạn cảm thấy đau buốt sau khi bọc sứ.
Nếu không xử lý kịp thời tình trạng này thì toàn bộ cấu trúc của răng thật sẽ bị vi khuẩn viêm nhiễm phá hủy. Từ đó dẫn đến nguy cơ lung lay răng, mất răng và các vấn đề răng miệng khác.
Do mài răng quá nhiều khiến răng sứ ê buốt khi uống lạnh
Thông thường, trước khi bọc sứ nha sĩ cần phải mài răng với tỷ lệ không được vượt quá 2mm. Tuy nhiên, tủy răng bên trong sẽ bị ảnh hưởng nếu bác sĩ tay nghề kém mài răng quá nhiều. Khi đó, răng bị kích thích và khi uống lạnh sẽ gặp phải vấn đề ê buốt.
Sai kích thước khi chế tác răng sứ
Nếu làm sai kích thước răng sứ sẽ gây tác động lớn đến hoạt động của khớp cắn và ăn nhai. Chân răng bị hở ra khi răng sứ không vừa vặn với cùi răng và làm đau buốt răng nếu tiếp xúc với đồ ăn lạnh. Nghiêm trọng hơn, nếu kéo dài tình trạng răng sứ làm lệch khớp cắn có thể gây đau đầu, đau khớp hàm.
Chất lượng răng sứ kém
Không ít trường hợp bệnh nhân vì ham rẻ mà không chú trọng đến xuất xứ, nguồn gốc của răng sứ. Do đó, bọc răng sứ xong bị ê buốt do chất lượng răng kém và không đảm bảo về tính dẫn nhiệt. Điều này làm quá trình ăn nhai bị ảnh hưởng khi gặp nóng hoặc lạnh, làm cùi răng thật bị tác động xấu.
Răng nhạy cảm quá mức
Đối với những trường hợp răng nhạy cảm quá mức thì sẽ có cảm giác ê buốt sau bọc răng sứ. Dù thực hiện đúng kỹ thuật nhưng vẫn có cảm giác này, tuy nhiên sẽ không kéo dài lâu như các trường hợp trên.
Cách xử lý tình trạng buốt răng do uống nước lạnh sau khi bọc sứ
Mẹo xử lý tại nhà
Bạn có thể áp dụng một số biện pháp tạm thời để khắc phục tình trạng bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt và đem lại sự thoải mái trong sinh hoạt như sau:
- Dùng thuốc giảm ê buốt răng: Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau nếu không thể đến nha khoa điều trị. Tuy nhiên, bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của y dược sĩ và dùng đúng liều lượng nhằm hạn chế tác dụng phụ xảy ra.
- Dùng nước muối súc miệng: Súc miệng bằng nước muối cùng là cách hiệu quả làm giảm ê buốt răng. Tác dụng của nước muối giúp loại bỏ vi khuẩn và làm sạch khoang miệng, từ đó giảm ê buốt và đau răng.
- Sau khi bọc sứ nên chườm đá lạnh: Bạn có thể chườm đá lạnh sau khi bọc răng sứ để giảm đau tạm thời. Đặt lên má ngoài vùng bọc răng sứ một khăn bọc đá lạnh. Để tránh làm tăng đau ê buốt răng, tuyệt đối không chườm trực tiếp đá lên răng.
Giảm ê buốt răng sứ tại nha khoa
Bạn nên đến ngay các cơ sở nha khoa để khắc phục tình trạng bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt. Lúc này, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và kịp thời điều trị, tránh xảy ra những rủi ro không mong muốn.
Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân răng bọc sứ bị ê buốt và xử lý triệt để. Bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể:
- Chữa viêm tủy răng triệt để: Nếu trước đó bạn bị viêm tủy răng nhưng chưa được điều trị tận gốc làm vi khuẩn lây lan, để làm sạch tủy bác sĩ sẽ tháo răng sứ ra. Bác sĩ tiến hành sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để làm sạch tủy viêm còn sót lại, sau đó hàn ống tủy và bọc sứ.
- Thay mới răng sứ: Trong quá trình mài răng và phục hình, nếu xảy ra sai sót bác sĩ cũng sẽ tháo răng sứ cũ và thay bằng răng sứ mới. Các thao tác bao gồm sửa chữa cùi răng, đo đạc và lấy dấu chính xác để cùi răng đảm bảo khít và đúng chuẩn. Điều này giúp cùi răng và răng sứ không còn khoảng trống, không bị các tác nhân bên ngoài tác động trực tiếp và không gây đau nhức ê buốt.
Hướng dẫn chăm sóc răng sứ tránh bị ê buốt
- Đánh răng 2 lần sáng và tối, sau ăn 30 phút. Nên chải răng theo chiều dọc từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, tránh chải theo chiều ngang.
- Dùng bàn chải mềm hoặc tăm nước để hạn chế tổn thương răng.
- Dùng nước súc miệng và chỉ nha khoa giúp loại bỏ toàn bộ thức ăn thừa còn sót lại trong khoang miệng.
- Hạn chế dùng thuốc lá vì sẽ làm răng sứ bị ố vàng, xỉn màu.
- Nên trải lực nhai đều ở cả hai hàm khi ăn uống để răng sứ không phải chịu lực tác động quá lớn.
- Nên định kỳ thăm khám răng miệng 2 lần/năm để sớm phát hiện những bất thường và xử lý kịp thời.
Bài viết trên đây đã giúp bạn lý giải hiện trạng bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt do đâu. Hy vọng rằng bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích hỗ trợ việc chăm sóc răng sứ. Ngoài ra, khi có nhu cầu bọc sứ, chăm sóc răng miệng bạn hãy đến MIC Dental, một trong những nha khoa uy tín Thủ Đức, TP.HCM để đảm bảo uy tín nhé.
Thông tin bài viết này có hữu ích?
Hãy giúp chúng tôi vài dòng đánh giá bên dưới.
Chúng tôi cần thêm thông tin gì để bài viết này được tốt hơn?